Tủ Rack Hay Tủ Mạng Là Gì? Tìm Hiểu Tác Dụng Và Cấu Tạo Chi Tiết

Tủ Rack – Tủ Mạng là thiết bị gì?

hình ảnh về hệ thống tủ mạng, tủ rack

Tủ Rack (còn được gọi là Tủ Mạng) là thiết bị tủ đặc biệt được thiết kế để chứa, bảo vệ và quản lý các thiết bị mạng như: switch, router, modem, bộ chia mạng, máy chủ, tường lửa, bộ lưu điện UPS,…. và các thành phần liên quan.

Tủ Rack được sử dụng hầu hết tại các doanh nghiệp từ quy mô mạng nhỏ hay lớn cho đến các trung tâm dữ liệu. Có thể coi tủ mạng như một tủ chứa tất cả các thiết bị mạng lại với nhau để bảo vệ và nhà quản trị mạng dễ dàng quản lý, theo dõi, bảo trì hoặc sửa chữa.

Tại sao cần sử dụng Tủ Rack?

Do đó, Tủ mạng không hề tham gia vào đường truyền dữ liệu hay quyết định đến xem tốc độ mạng có nhanh hay chậm? Vậy có cần thiết phải sử dụng tủ mạng hay tủ rack hay không? Câu trả lời thì tất nhiên là không bắt buộc phải sử dụng nhưng nếu không dùng tủ rack thì rất dễ dàng bạn phải đối mặt với các khó khăn sau:

  • Dây cáp trông như một mớ hỗn độn và khi cần sửa chữa, nâng cấp hoặc thay thế thì rất mất thời gian để tìm kiếm.
  • Các thiết bị mạng do không được bảo vệ nên dễ dàng bị hỏng hóc hoặc tác động. Ngoài ra còn dễ dàng bị đánh cắp dữ liệu nếu có người xấu tiếp cận thiết bị.
  • Gây khó khăn trong bảo trì và sửa chữa và nâng cấp thiết bị mạng.
  • Người quản trị mạng rất khó để theo dõi và đánh giá tình hình hoạt động của hệ thống mạng.
  • Trông hệ thống mạng không chuyên nghiệp và chiếm quá nhiều không gian.
hình ảnh thiết bị mạng hỗn loạn khi không dùng tủ rack
hình ảnh thiết bị mạng hỗn loạn khi không dùng tủ rack

Có quá nhiều rủi ro và bất cập nếu không sử dụng tủ rack cho hệ thống mạng của bạn. Nhiều người cho rằng chỉ những tổ chức và doanh nghiệp vừa và lớn trở lên mới cần sử dụng Tủ Rack nhưng thực ra là doanh nghiệp nào cũng nên có để quản lý và bảo hệ thống mạng của mình chuyên nghiệp. Thậm chí đến như mạng dành cho gia đình cũng nên sử dụng Tủ Mạng.

hình ảnh thiết bị lắp đặt quản lý gọn gàng khi sử dụng tủ rack
hình ảnh thiết bị lắp đặt quản lý gọn gàng khi sử dụng tủ rack

Các loại Tủ Rack

Chi tiết các loại tủ rack, tủ mạng đang có hiện nay và ưu nhược điểm của từng loại được liệt kê như sau:

1. Tủ Server Rack

hình ảnh tủ Server Rack

Trong các dòng tủ thì Server Rack Cabinet là loại tủ rack được sử dụng phổ biến nhất. Cánh cửa tủ Server Rack trước và sau có bề mặt kín hoặc đột lỗ thoáng. Các lỗ thoáng cho phép không khí lưu thông giữ bên trong bên ngoài tủ góp phần làm mát cho thiết bị.

Ưu điểm lớn nhất của tủ server rack là tính an toàn, các thiết bị được bảo vệ trong một không gian kín, tránh được các tác động từ môi trường bên ngoài.Ngoài ra, tủ rack server sử dụng khóa bảo vệ nên có thể hạn chế những việc xâm nhập không được phép từ bên ngoài vào các thiết bị bên trong tủ.

2. Tủ Wallmount rack

hình ảnh tủ Rack treo tường

Tủ WallMount Rack là loại tủ được thiết kế để treo tường. Ưu điểm của tủ WallMount Rack là nhỏ gọn, tiết kiệm không gian sàn nhưng vẫn làm tốt chức năng bảo vệ các thiết bị khỏi các tác động từ bên ngoài. Do thiết kế nên tủ dễ dàng lắp đặt, quản lý máy chủ và các thiết bị mạng. Tuy nhiên nhược điểm của loại tủ này là nó bị hạn chế về kích thước và khối lượng thiết bị đặt trong tủ nên chỉ phù hợp với hệ thống mạng đơn giản.

Do đó loại tủ Rack treo tường chỉ có kích thước từ 15U trở xuống và thường dùng tại các doanh nghiệp nhỏ.

3. Tủ Open rack

hình ảnh tủ Open Rack

Theo đúng nghĩa đen là Open (mở), tủ open rack đơn giản là một hệ thống giá đỡ được sử dụng để chứa máy tính và các thiết bị mạng. Khác với các dòng tủ rack khác, tủ open rack chỉ bao gồm hệ thống khung được xếp khoa học, không có cửa trước, cửa sau và các mặt bên bao quanh.

Ưu điểm lớn nhất của tủ Open Rack là lắp đặt dễ dàng, việc tiếp cận hệ thống dây cáp, bảo trì thiết bị rất dễ dàng và đơn giản, ngoài ra việc còn có thể tổ chức và quản lý thiết bị tiện lợi, tối ưu hóa khả năng làm mát nhờ không khí, chi phí đầu tư tủ thấp, dễ dàng vận chuyển. Do quá dễ dàng tiếp cận nên nhược điểm của tủ Open Rack là thiếu tính an toàn, dễ bị xâm nhập do không có khóa tủ như các dòng tủ khác, tính thẩm mỹ cũng thấp hơn các loại tủ rack khác.

4. Tủ Outdoor Rack

hình ảnh tủ rack ngoài trời

Tủ Outdoor Rack là loại tủ rack được thiết kể chuyên dùng sử dụng ngoài trời, phù hợp cho các thiết bị viễn thông và điều khiển. Là dòng tủ được thiết kế với vỏ thép dày vững chắc có khả năng chống cháy, cách nhiệt, chống va đập từ bên ngoài, khóa an toàn có tính bảo mật cao… sẽ giúp hệ thống và thiết bị an toàn nếu như ở ngoài hoặc phải di chuyển.

Tuy nhiên, nhược điểm của chúng việc vận chuyển tương đối khó khăn do cồng kềnh và nặng, chi phí đầu tư cho một tủ lớn.

Cấu tạo chi tiết của Tủ Rack

hình ảnh thể hiện cấu tạo chi tiết tủ rack

Các loại kích thước tủ Rack

thông số kích thước của tủ rack

Các loại tủ rack đều có chiều ngang tiêu chuẩn để lắp đặt vừa khít các thiết bị mạng 19 Inch. Khi mua tủ mạng, tủ rack, ta thường hỏi mua các loại tủ 6U, 10U, 12U…. 36U, 42U – và U ở đây là đơn vị đo kích thước tủ mạng, ta có quy đổi tiêu chuẩn như sau:

1U = 1,75 inch = 4,45 cm   (1 inch = 2,54cm)

Số U là đơn vị đo chiều cao tủ mà các nhà sản xuất tủ quy ước dùng để đo chiều cao của thiết bị mạng. Khi tài liệu ghi switch/ hub/ router/ server 1U có nghĩa là chúng có chiều cao 1U. Nếu quan sát các thiết bị như switch, hub, router, server… dành cho doanh nghiệp, thường thấy lắp trong tủ rack (không phải loại dành cho gia đình, văn phòng nhỏ), bạn sẽ thấy chiều cao của chúng là bội số của số U, chẳng hạn 1U , 2U , 4U, 5U….

Ngoài chiều cao của tủ Rack, khi mua người ta còn quan tâm đến 1 thông số nữa là chiều sâu của Tủ Rack và thường được ký hiệu như: D400, D500, D600, D800,… tương ứng với chiều sâu là: 400mm, 500mm, 600mm, 800mm,…

Các thiết bị mạng có trong tủ rack

các thiết bị trong tủ mạng

Tủ Rack cần phải đảm bảo chứa đầy đủ các thiết bị mạng bên trong và được sắp xếp một cách hợp lý nhất. Trên đây là một số cách lắp các thiết bị mạng trong tủ Rack hợp lý:

  • Ở trên cùng thường sẽ là hộp phối quang ODF.
  • Ở dưới cùng sẽ đặt các thiết bị nặng như bộ lưu điện UPS.
  • Đối với các thiết bị mạng sẽ được đặt theo thứ tự kết nối Ví dụ như: bộ chuyển đổi quang điện => Tường lửa => Router => Switch chia mạng => Đầu ghi hình.
  • Với các thiết bị nhỏ như bộ chuyển đổi quang điện, bộ nguồn Modem, Router không có kích thước tương ứng là 19 Inch thì cần phải lắp một giá đỡ cố định hoặc kéo trượt để đặt lên.

Các phụ kiện đi kèm tủ Rack

các phụ kiện tủ rack

Trong tủ Rack cần có các phụ kiên đi kèm không thể thiếu như:

  • Quạt gió tản nhiệt: khi hoạt động các thiết bị mạng sinh ra nhiệt rất lớn, do đó cần phải sử dụng quạt gió tản nhiệt để đảm bảo các thiết bị hoạt động trong nhiệt độ thích hợp.
  • Thanh quản lý cáp mạng: hay còn được gọi là Patch Panel. Để quản lý và đi đường cáp mạng một cách logic và gọn gàng.
  • Thanh nguồn PDU: Để hoạt động các thiết bị mạng cần nguồn điện. Do đó cần phải sử dụng thanh nguồn PDU để cung cấp nguồn điện số lượng lớn và tập trung.
  • Ống luốn cáp: cũng giúp để luồn dây cáp tập trung và gọn gàng.
  • Tai, giá lắp
  • Khay, giá đỡ

Xem thêm bài viết hay về Tủ Rack:

Hướng dẫn làm mát cho hệ thống tủ rack

Những phụ kiện của tủ rack không thể thiếu (phần 1)

Bí kíp chọn tủ rack hiệu quả, phù hợp với nhu cầu hệ thống mạng

5 Sai lầm thường gặp khi sử dụng tủ rack

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

[x]
KHUYẾN MÃI TỦ RACK MAXTEL