Chế độ truyền dẫn Simplex, Half Duplex, Full Duplex là gì?

Trong bài viết này Viễn Thông Xanh sẽ giải đáp thắc mắc của nhiều bạn về khái niệm các chế độ truyền dẫn Simplex, Half DuplexFull Duplex. Mình sẽ giải thích để bạn hiểu chi tiết từng chế độ truyền dẫn là gì? Và sự khác nhau giữa các loại chế độ truyền dẫn.

tìm hiểu về simplex, full duplex, full duplex

Chế độ truyền dẫn là gì?

Chế độ truyền dẫn là phương thức hay cách thức truyền dữ liệu giữa 2 thiết bị bất kỳ được kết nối với nhau (dây cáp quang, dây nhảy quang hay dây cáp mạng hoặc wifi , sóng vô tuyến). Chế độ truyền dẫn còn có thể được gọi là chế độ liên lạc.

Simplex, Half Duplex và Full Duplex là 3 chế độ truyền dẫn phổ biến nhất hiện nay:

Simplex là gì?

chế độ truyền dẫn simplex

Chế độ truyền dẫn Simplex hay còn được gọi là chế độ truyền dẫn đơn giản. Việc truyền dẫn dữ liệu sẽ được diễn ra một chiều. Tức là thiết bị gửi chỉ có thể gửi tín hiệu, chứ không thể nhận dữ liệu.

Ví dụ điển hình cho ứng dụng truyền dẫn simplex là các trạm phát sóng truyền hình. Trạm phát sóng sẽ gửi tín hiệu đến các thiết bị thu như tivi mà không có sự phản hồi từ tivi đến trạm phát sóng.

Half Duplex là gì?

chế độ truyền dẫn half duplex

Chế độ truyền dẫn Half Duplex là một kiểu chế độ truyền dẫn song công. Half Duplex còn có tên gọi khác là Bán song công. Tức là ở chế độ truyền dẫn này hai thiết bị có thể gửi tín hiệu qua lại với nhau. Hay nói cách khác, việc truyền dữ liệu là 2 chiều. Tuy nhiên ở chế độ Half Duplex khi thiết bị gửi dữ liệu tới thiết bị nhận xong thì thiết bị nhận mới có thể gửi dữ liệu ngược lại thiết bị gửi.

Điều này có nghĩa là việc gửi dữ liệu và nhận dữ liệu không được diễn ra đồng thời mà được thực hiện từng cái một. Sau đây là ví dụ về việc sử dụng chế độ Half Duplex trong hệ thống mạng:

Hãy xem xét việc truyền dẫn dữ liệu thông qua cáp mạng Cat5e 10/100 Mbps. Trong trường hợp này, dây cáp mạng đóng vai trò là đường truyền dẫn cho cả việc gửi và nhận dữ liệu. Tuy nhiên, vì đây là chế độ half duplex, thiết bị truyền và thiết bị nhận không thể hoạt động cùng lúc trên cùng một đường truyền.

Khi thiết bị A muốn gửi dữ liệu đến thiết bị B, nó phải “hỏi” trước khi bắt đầu truyền. Sau đó, thiết bị A truyền dữ liệu thông qua đường truyền dẫn. Trong thời gian này, thiết bị B phải ở chế độ lắng nghe, và nếu nó cố gắng gửi dữ liệu đến thiết bị A cùng một lúc, xung đột dữ liệu có thể xảy ra.

Khi thiết bị A hoàn thành việc gửi dữ liệu, thiết bị B có thể phản hồi bằng cách yêu cầu sự chuyển đổi của đường truyền dẫn. Khi thiết bị B bắt đầu gửi dữ liệu, thiết bị A phải ở chế độ lắng nghe, và cả hai thiết bị sẽ thay phiên nhau truyền và nhận dữ liệu.

Một ví dụ thực tế về ứng dụng chế độ Half Duplex là Walkie-Talkie. Trong đó tín nhắn sẽ được gửi từng cái một theo cả 2 hướng.

Full Duplex là gì?

chế độ truyền dẫn full duplex

Chế độ truyền dẫn Full Duplex cũng là một kiểu truyền dẫn song công như Half Duplex. Tức là việc truyền dữ liệu giữa 2 thiết bị được diễn ra 2 chiều. Tuy nhiên, ở chế độ Full Duplex việc truyền và nhận dữ liệu được diễn ra đồng thời cùng một thời điểm. Full Duplex còn được biết đến với cái tên gọi khác là song công hoàn toàn.

Ví dụ gần gũi nhất cho việc truyền dữ liệu theo chế độ full Duplex là việc thực hiện gọi điện thoại ngày nay. Cả người nhận và người dọi đều có thể nói chuyện qua lại với nhau cùng lúc.

Một ví dụ về chế độ truyền dẫn full duplex trong hệ thống mạng là khi bạn sử dụng một bộ định tuyến (router) trong mạng gia đình hoặc văn phòng.

Khi bạn gửi dữ liệu từ thiết bị của bạn đến bộ định tuyến, và đồng thời, bạn cũng nhận dữ liệu từ bộ định tuyến đến thiết bị của bạn. Ví dụ, khi bạn truy cập một trang web trên trình duyệt web, bạn gửi yêu cầu truy cập đến bộ định tuyến của mạng. Đồng thời, bộ định tuyến cũng trả về dữ liệu (trang web) bạn yêu cầu, để bạn có thể xem nội dung trên trình duyệt.

Bảng so sánh Simplex, Half Duplex, Full Duplex

Chỉ Tiêu Simplex Half Duplex Full Duplex
Chiều giao tiếp Chế độ Simplex là giao tiếp một chiều. Chế độ Half Duplex là giao tiếp hai chiều nhưng mỗi lần một chiều. Chế độ Full Duplex là chế độ liên lạc hai chiều cùng một lúc.
Mô tả Ở chế độ đơn giản, Người gửi có thể gửi dữ liệu nhưng người gửi đó không thể nhận dữ liệu. Ở chế độ Half Duplex, Người gửi có thể gửi dữ liệu và cũng có thể nhận dữ liệu nhưng mỗi lần một dữ liệu. Ở chế độ Full Duplex, Người gửi có thể gửi dữ liệu và cũng có thể nhận dữ liệu đồng thời.
Sử dụng kênh Sử dụng một kênh để truyền dữ liệu. Sử dụng một kênh để truyền dữ liệu. Sử dụng hai kênh để truyền dữ liệu.
Hiệu suất Chế độ đơn công cung cấp hiệu suất thấp hơn chế độ bán song công và song công hoàn toàn. Chế độ Half Duplex cung cấp hiệu suất thấp hơn so với Full Duplex. Full Duplex cung cấp hiệu suất tốt hơn chế độ đơn giản và bán song công.
Sử dụng băng thông Simplex sử dụng tối đa một băng thông. Half-Duplex sử dụng ít băng thông đơn hơn tại thời điểm truyền. Full-Duplex tăng gấp đôi việc sử dụng băng thông truyền dẫn.
Ứng dụng Nó phù hợp cho những lần truyền khi có yêu cầu về băng thông đầy đủ để phân phối dữ liệu. Nó phù hợp cho những lần truyền khi có yêu cầu gửi dữ liệu theo cả hai hướng nhưng không đồng thời. Nó phù hợp cho những đường truyền khi có yêu cầu gửi và nhận dữ liệu đồng thời theo cả hai hướng.

Các câu hỏi thường gặp

Câu hỏi 1: Trong số các Chế độ truyền Simplex, Half duplex và Full Duplex, chế độ nào cung cấp tốc độ dữ liệu cao nhất?

Trả lời:

Chế độ truyền song công hoàn toàn thường cung cấp tốc độ dữ liệu cao nhất vì nó có thể truyền đồng thời theo cả hai hướng.

Câu hỏi 2: Chế độ nào phức tạp nhất để thực hiện?

Trả lời:

Chế độ truyền song công hoàn toàn là chế độ phức tạp nhất để thực hiện vì khả năng truyền và nhận đồng thời của nó.

Câu hỏi 3: các chế độ truyền dẫn được ứng dụng thế nào?

Trả lời:

Các chế độ truyền dẫn Simplex, Half Duplex hay Full Duplex được ứng dụng trong hầu hết việc giao tiếp giữa các thiết bị với nhau. Điển hình nhất là các chế độ truyền dẫn trong hệ thống mạng, hệ thống quang, truyền thông,…

Tổng Kết:

Qua bài viết, bạn có thể thấy rằng Simplex, Half Duplex hay Full Duplex đều là một kiểu chế độ truyền dẫn dữ liệu giữa 2 thiết bị. Mong rằng qua bài viết này bạn đã hiểu được từng chế độ truyền dẫn là gì? Và thấy được sự khác nhau giữa các chế độ truyền dẫn này.

Nếu bạn còn thắc mắc gì về các chế độ truyền dẫn, hãy để lại câu hỏi dưới phần bình luận của bài viết để mình hỗ trợ giải đáp nhanh nhất!

Xem thêm các bài viết khác:

Bước sóng là gì? Bước sóng 1310, 850, 1500 là gì?

Giải thích cách cáp quang truyền tín hiệu ánh sáng

0/5 (0 Reviews)