Các lỗi thường gặp trong quá trình sử dụng mạng – Phần I

Các lỗi thường gặp trong quá trình sử dụng mạng

Bạn đã từng gặp sự cố trong quá trình sử dụng mạng và bối rối không biết nguyên nhân cũng như cách khắc phục ra sao? Bạn phải tốn rất nhiều thời gian lên mạng tìm hiểu nhưng vẫn không thể biết chính xác lỗi và nguyên nhân gặp phải? Bài viết sau Viễn Thông Xanh xin chia sẻ danh sách 7 sự cố mà người dùng cũng như các kỹ thuật viên mạng thường gặp nhất, nguyên nhân và giải pháp cho từng sự cố.

1.Không thể lấy địa chỉ IP

Dấu hiệu:

Biểu tượng mạng trên máy tính hoặc laptop hiển thị tình trạng không hoạt động. Hệ điều hành cảnh báo không nhận được địa chỉ IP từ máy chủ DHCP. Khi kiểm tra trạng thái của cổng mạng, không thấy địa chỉ nào được gán ngoài địa chỉ 169.254.x.x (đây là địa chỉ của hệ điều hành Windows tự cấp cho máy tính khi không nhận được IP).

nhung-loi-thuong-gap-trong-qua-trinh-su-dung-mang

Mất mạng gây cảm giác ức chế cho người sử dụng

Nguyên nhân:

Lỗi khi sử dụng mạng có thể nguyên nhân do máy chủ DHCP hết quỹ địa chỉ, dịch vụ DHCP ở máy chủ đã bị vô hiệu hóa, hay yêu cầu DHCP được gửi từ thiết bị đầu cuối không đến được tới máy chủ.

Giải pháp:

Bạn cần phải lưu ý xem lỗi này xảy ra với tất cả các máy hay chỉ duy nhất một máy bị. Nếu chỉ một người bị lỗi, nên kiểm tra cấu hình DHCP trên máy trạm. Sau đó, kiểm tra cổng mạng  tương ứng đang thuộc VLAN nào trên switch.

Kiểm tra thiết bị của người dùng trên VLAN tương ứng có nhận được địa chỉ IP hay không. Nếu không nhận được, sự cố này có thể là do router không chuyển tiếp các yêu cầu DHCP tới máy chủ. Nếu các máy trạm lại thuộc nhiều VLAN khác nhau cùng bị lỗi, nguyên nhân lúc này là do chính máy chủ DHCP.

Máy chủ có thể lúc này chưa chạy dịch vụ DHCP, hoặc không còn quỹ địa chỉ. Nếu tổ chức có nhiều máy chủ DHCP, lỗi này có thể do một trong số những máy chủ được cấu hình không phù hợp với hệ thống.

Ngoài ra, cũng có trường hợp do một AP (Access Point) giả mạo, do người dùng tự ý mang đến và cắm vào hệ thống mạng và cung cấp dịch vụ DHCP giả mạo cho hệ thống mạng.

2. Hiệu suất ứng dụng thấp

Dấu hiệu:

Các ứng dụng hoạt động trở nên chậm chạp. Màn hình của người dùng có thể bị đơ, bị đứng, không hoạt động hay bị ngăn chặn khi truy xuất dữ liệu. Thông thường khi gặp phải lỗi này, người dùng sẽ có xu hướng đổ lỗi cho hệ thống mạng hoạt động quá chậm hoặc kém chất lượng

Nguyên nhân:

nhung-loi-thuong-gap-trong-qua-trinh-su-dung-mang
Người dùng thường lầm tưởng và đổi tại chất lượng hệ thống mạng

Để tránh việc đổ lỗi cho hệ thống mạng, các nhân viên IT cần phải chẩn đoán, cô lập và xác định được chính xác vùng xảy ra sự cố. Việc ứng dụng hoạt động không tốt có thể xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân, thường gặp nhất là do máy cẩu thực hiện tiến hành sao lưu dữ liệu trong giờ làm việc, từ đó chiếm lượng lớn tài nguyên của hệ thống mạng, làm giảm tốc độ truy suất cơ sở dữ liệu của máy chủ và còn gây mất gói trên hệ thống mạng.

Đứng trên góc độ kỹ thuật viên, cần xác định chính xác được nguyên nhân sự cố là do máy chủ hay do hệ thống mạng? Để làm được điều này, cần thu thập dữ liệu các gói tin của ứng dụng và tìm xem có hoạt động truyền lại nào giữa máy trạm và máy chủ không?

Trong trường hợp có, đồng nghĩa với việc mất gói tin trên đường truyền chính là nguyên nhân ảnh hưởng tới hiệu suất ứng dụng. Còn nếu không xuất hiện tình trạng truyền lại, kết nối dây mạng giữa máy trạm và máy chủ vẫn được thiết lập bình thường, nguyên nhân có thể từ các vấn đề tại máy chủ.

Giải pháp:

Dù rất khó tìm ra nguyên nhân của trường hợp này nếu chỉ dựa vào việc phân tích gói tin, nhưng người ta vẫn thường dùng cách này để đếm số lượt truyền lại các gói TCP. Sử dụng bộ đếm này giúp xác định số lượng gói tin bị mất giữa máy trạm và máy chủ.

Tham khảo các thông số như lỗi Ethernet trên switch, router giữa máy trạm và máy chủ cũng có thể là nguyên nhân gây ra hiện tượng mất gói tin. Nếu không xuất hiện các lỗi trên, nhân viên kĩ thuật cần lưu ý khả năng mất gói tin trên hệ thống WAN do việc sử dụng vượt quá mức cho phép của nhà cung cấp dịch vụ.

Ngoài ra, cũng có thể phân tích hiệu suất ứng dụng nhờ các bộ công cụ phân tích mạng chuyên nghiệp, từ đó cung cấp thông tin từ việc bắt các gói tin cùng với đó phân tích thời gian phản hồi từ các máy chủ, thời gian xử lý trên máy con và cả thời gian truyền trên hệ thống mạng, từ đó có thể đưa ra được nhận định chính xác đâu là nguyên nhân gây ra lỗi hiệu suất mạng.

3. Không thể kết nối đến máy chủ

Dấu hiệu:

Trên máy của người dùng cảnh báo “Không thể kết nối đến máy chủ”. Các cảnh báo này xuất hiện khi người dùng sử dụng những ứng dụng như CRM hoặc e-mail. Người sử dụng thường cho rằng lỗi này xuất hiện do mất mạng, tuy nhiên nguyên nhân không chỉ có vậy.

loi-thuong-gap-khi-su-dung-mang

Nguyên nhân:

Tình trạng này có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Điều nhân viên kĩ thuật cũng như người dùng cần quan tâm là lỗi này xày ra với tần suất ra sao? Thường xuyên hay chỉ thỉnh thoảng? Nếu lỗi xảy ra thường xuyên dù máy tính đã có địa chỉ IP phù hợp, nguyên nhân có thể do các vấn đề liên quan đến định tuyến trên hệ thống mạng giữa máy chủ và máy trạm, có thể kiểm tra dễ dàng bằng việc kiểm tra “ping”. Nếu lỗi xảy ra không thường xuyên, có thể do máy chủ bị quá tải và không thể phản hồi tất cả các yêu cầu từ máy trạm.

Giải pháp:

Trong trường hợp không phải từ định tuyến, nhân viên kĩ thuật hãy kiểm tra lại mức độ sử dụng cũng như tài nguyên của máy chủ. Máy chủ có thể đang quá tải do chạy song song các tác vụ khác như việc sao lưu dữ liệu không?

Nếu không, hãy thử kiểm tra lưu lượng mạng giữa máy trạm và máy chủ xem có quá tải không? Phương thức tốt nhất là sử dụng công cụ SNMP để giám sát hiệu năng của các kết nối. Ngoài ra, các lỗi Ethernet (Alignment Error , FCS Error, hay Late Collision) trên router và switch cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến mất gói tin giữa máy trạm và máy chủ.

Bài viết Quý vị có thể tham khảo thêm:

Kiểm tra Fluke cho cáp Ethernet

Các lỗi thường gặp trong quá trình sử dụng mạng – Phần II

tác giả Nguyễn Thanh Hùng
TP. Marketing at  |  + posts

Chuyên gia tại Vienthongxanh.vn, giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực Networks, System, Security và giải pháp CNTT. Luôn tìm hiểu, mày mò về xu hướng mới của thiết bị mạng như Wi-Fi, router, switch, firewall, NAS cùng nhiều giải pháp công nghệ tiên tiến.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *