IoT là gì?
IoT (Internet Of Things) , dịch theo tiếng Việt có nghĩa là Internet vạn vật. Công nghệ IoT là tên gọi chung cho tất cả các thiết bị có hỗ trợ kết nối mạng để chia sẻ dữ liệu, tệp, điều khiển từ xa,… Các thiết bị này còn được biết đến với tên gọi khác là “thiết bị thông minh” như tủ lạnh thông minh, TV thông minh, hệ thống điều hòa, máy lạnh thông minh,…
Hàng tỷ các thiết bị như vậy được kết nối với nhau được gọi là IoT. Bạn có thể hình dung IoT là việc đưa Internet vào trong việc quản lý và điều khiển mọi thiết bị trong cuộc sống, công nghiệp hay nghiên cứu khoa học,… thay vì phải tương tác trực tiếp trên các thiết bị như truyền thống.
Tầm quan trọng của công nghệ IoT
Vài năm qua, tốc độ tăng trưởng của các thiết bị thông minh vượt lên nhanh chóng. IoT thực sự đã trở thành công nghệ quan trọng nhất của thế kỷ 21 này. Giờ đây, với IoT bạn có thể kết nối tất cả các thiết bị từ nhà bếp, ô tô, máy lạnh, Tivi,… với Internet bằng các thiết bị nhúng để người dùng giao tiếp tất cả trên một chiếc điện thoại thông minh.
IoT đã hiện thực hóa những cảnh phim viễn tưởng về công nghệ trong thế kỷ 20. Sự phát triển của IoT đã và đang dần thay đổi cuộc sống con người và cách chúng ta tương tác với các thiết bị.
Những năm 1990, không ai nghĩ rằng bạn có thể tắt bật đèn ở nhà khi đang du lịch nước ngoài. Cũng đâu ai nghĩ được rằng chúng ta có thể điều khiển các thiết bị đèn, tivi bằng giọng nói. Có thể thấy rằng sự phát triển của IoT tác động trực tiếp đến sự phát triển của loài người.
Những công nghệ nào tạo điều kiện cho IoT phát triển?
Ý tưởng về công nghệ IoT không phải đến thế kỷ 21 mới xuất hiện, trước đó đã có rất nhiều người muốn thực hiện điều này. Tuy nhiên phải đến thế kỷ 21 khi các công nghệ bổ trợ phát triển, IoT mới được thực hiện hóa và phát triển nhanh chóng.
Vậy đâu là các công nghệ khiến IoT trở thành hiện thực?
- Công nghệ cảm biến với chi phí thấp.
- Hệ thống và cơ sở hạ tầng mạng phát triển.
- Các giao thức mạng cho Internet phát triển để khiển các thiết bị có thể kết nối nhau qua mạng.
- Điện toán đám mây giúp tạo nền tảng cho doanh nghiệp và cá nhân truy cập vào cơ sở hạ tầng để mở rộng quy mô nhanh chóng.
- Sự phát triển của học máy và phân tích kết hợp với nguồn dữ liệu đa dạng và khổng lồ.
- Trí tuệ nhân tạo (AI) mà đến khả năng xử lý ngôn ngữ tự nhiên đến các thiết bị IoT như Alexa hay Siri và khiến giá cả của chúng phải chăng để sử dụng tại nhà.
IoT thực sự hoạt động như thế nào?
Một hệ thống IoT sẽ bao gồm các thiết bị hỗ trợ web sử dụng hệ thống nhứng (bộ xử lý, cảm biến và phần cứng truyền thông) để thu thập, gửi và hành động dựa trên dữ liệu thu được.
Các thiết bị IoT chia sẻ dữ liệu cảm biến đã thu thập với kết nối cổng IoT, cổng này đóng vai trò trung tâm để các thiết bị IoT có thể gửi dữ liệu. Trước khi dữ liệu được chia sẻ, nó cũng có thể được gửi đến 1 thiết bị biên nơi dữ liệu đó được phân tích cục bộ.
Các thiết bị biên này cũng có thể kết nối với các thiết bị liên quan khác và hoạt động dựa vào thông tin nhận được. Các thiết bị thực hệt hầu hết công việc mà không cần sự tham gia của con người. Chúng ta có thể thiết lập và đưa ra mệnh lệnh hoặc hướng dẫn với thiết bị.
Ứng dụng của IoT
Tất cả các lĩnh vực đều nhận được lợi ích từ công nghệ IoT, nhưng nổi bật nhất vẫn là 2 lĩnh vực thiết bị tiêu dùng và công nghiệp:
1. Thiết bị tiêu dùng
IoT đẩy nhanh việc ra đời nhiều thiết bị tiêu dùng thông minh như Smart TV, máy tự quét nhà, máy lạnh tự động, hệ thống đèn thông minh,… Tất cả các thiết bị này tạo các ngôi nhà thông minh.
IoT còn được ứng dụng trong các thiết bị giao thông như công nghệ lái xe không người lái, tự động,… Nói không quá thì IoT có thể tác động tới mọi nhu cầu và phục vụ cho người tiêu dùng.
Thậm chí từng có những người nghĩ rằng nếu IoT phát triển vượt bậc, con người sẽ cần ngồi yên một chỗ. Nhưng như vậy thì vui tẹo nào phải không?
2. Ứng dụng công nghiệp
Công nghệ IoT được áp dụng trong hệ thống sản xuất công nghiệp với sự xuất hiện của nhiều máy cảm biến hay Robot thông minh. Việc IoT phát triển giúp các doanh nghiêp sản xuất nhanh chóng, dễ dàng và hiệu suất cao hơn.
Việc áp dụng IoT còn khiến các công việc yêu cầu tính chính xác cao, lặp đi lặp lại được thay thế bằng máy móc và chỉ cần 1 người quản lý.
Ngoài 2 lĩnh vực nhận được sự tác động mạnh mẽ từ IoT trên thì công nghệ này còn tác động đến các lĩnh vực khác như giáo dục, chăm sóc sức khỏe,…
Thách thức cho IoT phát triển
Việc phát triển IoT đem lại nhiều lợi ích nhưng nó cũng gặp phải những thách thức mà chúng ta cần phải giải quyết:
- Bảo mật: Việc phát triển IoT nhanh chóng có thể gây ra các lỗ hổng bảo mật khiến các tin tặc thực hiện các hành động xấu. Ngoài ra việc thu thập dữ liệu lớn từ các thiết bị IoT có thể tiềm ẩn các nguy cơ rò rỉ thông tin cá nhân.
- Quản lý dữ liệu: việc thu thập dữ liệu với số lượng khổng lồ cũng đòi hỏi cần có biện pháp để quản lý dữ liệu hợp lý.
- Khả năng tương thích: Với rất nhiều thiết bị IoT từ nhiều hãng sản xuất khác nhau đặt ra vấn đề làm cách nào để tương thích các thiết bị này lại với nhau.
- Hiệu suất: Một hệ thống IoT cần sự liên kết giữa các thiết bị với nhau. Nên hiệu suất và đáng tin cậy là yếu tố rất quan trọng với các thiết bị IoT.
- Chi phí: Việc phát triển IoT cần phải giảm được giá thành các sản phẩm để đưa công nghệ IoT vào trong cuộc sống người tiêu dùng nhiều hơn.
Xu hướng phát triển IoT là điều tất yếu và đang diễn ra nhanh chóng. Tuy nhiên kèm theo nó, chúng ta cần có cái nhìn tổng thể và đánh giá những nhược điểm mà công nghệ này còn mắc phải. Từ đó có những cách để khắc phúc phục và phát huy công nghệ IoT vào trong đời sống.