Tại sao Bộ xử lý CPU lại chạy quá cao ?

CPU là một bộ phận có thể nói là quan trọng nhất trong máy tính, nó được coi là bộ não của máy tính nó có thể xử lý và thực hiện bất kì chức năng nào và các tác vụ chúng ta thao tác trên máy tính ngoại trừ một số tác vụ chuyên sâu thì có thể CPU sẽ không thực hiện hết công suất của nó, nhưng có khi nào bạn tự hỏi rằng tại sao khi thực hiện các tác vụ đơn giản nhưng CPU của bạn lại chạy quá cao không ?

Để trả lời cho câu hỏi này chúng ta sẽ cùng vào bài viết ngày hôm nay, chúng ta sẽ kiểm tra CPU và tìm ra những cách khắc phục nó, bởi vì việc để cho CPU quá cao nó sẽ gây ra việc quá tải và cuối cùng làm chậm máy tính của bạn.

ảnh cpu

Bộ xử lý CPU của tôi chạy quá cao vì sao ?

ảnh cpu quá tải

Nếu khi bạn thực hiện các tác vụ đơn giản không chuyên sâu mà bộ xử lý vẫn hoạt động rất cao thì có thể xem xét một số nguyên nhân sau đây:

  • Máy tính của bạn đang chạy quá nhiều quy trình một lúc, hầu hết mọi người đều không biết điều này vì nó không hiện thị rõ ra để chúng ta thấy , hãy mở quy trình quản lý tác vụ windows và bạn sẽ thấy rất nhiều quy trình ở đó hãy kiểm tra xem quy trình nào đang chạy nặng và làm bộ xử lý của bạn chạy tối đa, hoặc là quá nhiều quy trình đang cùng chạy một lúc cũng gây ra vấn đề này.
  • Một số tác vụ yêu cầu bộ xử lý phải hoạt động ở mức tối đa như chơi trò chơi nặng , sử dụng các phần mềm thiết kế đồ họa chỉnh sử video , các trò chơi có độ phân giải cao thì mức hoạt động của CPU có thể đẩy lên tới tối đa ví dụ đơn giản như khi bạn chơi một trò chơi ở mức phân giải cao các tác vụ nhanh yêu thì nó có thể sử dụng CPU lên tới 90%.
  • Khi bạn tải xuống hoặc truy cập các trang web không đáng tin cậy thì có thể máy tính của bạn đã bị nhiễm viruss hoặc các phần mềm độc hại khác nhau ngoài ra còn một số nguyên nhân khác như việc tắt tường lửa máy tính của chúng ta được cấu thành rất phực tạp nên sẽ có rất nhiều điểm yếu hệ thống và lỗ hổng bảo mật điều này dẫn tới việc CPU bị cao và các chương trình của bạn thường xuyên bị độ trễ cao.

Khắc phục tình trạng CPU quá tải, chạy quá cao.

Chúng tôi sẽ đưa ra một số cách để cải thiện được  tình trạng CPU chạy quá tải , nếu khi bạn gặp sự cố thì thay vì đem ra ngoài các tiệm quán sửa máy tính hãy tự mình thử thao tác để khắc phục đường tình trạng này trước khi đưa ra lựa chọn đi sửa sẽ gây tốn chi phí.

Khởi động lại máy tính.

ảnh khởi động lại máy tính

Đây là cách đơn giản và được rất nhiều người nghĩ tới khi gặp các vấn đề khi sử dụng máy tính, điều này tưởng như vô hại nhưng thực chất nó sẽ xóa đi được các quy trình nền ngoài ra còn xóa được các tệp tạm thời, điều này không đòi hỏi thao tác quá phức tạp mà ai cũng thể làm được bằng cách nhấp vào khởi động lại.

Sau khi khởi động lại xong thì hãy kiểm tra lại CPU xem đã ổn chưa nếu chưa thấy sự thay đổi thì chúng ta sẽ nghĩ tới những cách khác.

Dừng các chương trình tác vụ chuyên sâu.

Khi bạn mở quy trình quản lý tác vụ windows hãy xem xét những tab quy trình và tác vụ hãy xem các quy trình đó có liên tục sử dụng CPU hay không và sau khi xem xét nó kĩ lưỡng hãy dừng nó lại, và điều cần nhớ kĩ là hãy xem xét và tìm hiểu kĩ lưỡng trước khi dừng quy trình nào vì có rất nhiều quy trình quan trọng trong máy tính.

Việc kết thúc các quy trình và tác vụ lớn có thể giải phóng được CPU giúp nó không bị quá tải nữa.

Cập nhật.

ảnh update win

Một số ứng dụng phần mềm cũ nó có những lỗ hổng bảo mật cũng như hệ điều hành hãy thường xuyên cập nhật để nhận những bản mới có thể khắc phục được những lỗ hổng để tránh những tổn thất liên quan tới CPU, hãy luôn để ý các bản cập nhật từ hệ điều hành của bạn và các ứng dụng khác nhau để tránh được các sự cố.

Diệt viruss và xóa các phần mềm độc hại.

ảnh viruss

Việc tưởng như không quan trọng nhưng việc bạn bật tường lửa có thể giúp máy tính của bạn tránh khỏi rất nhiều vấn đề hay các cuộc tấn công của viruss và các phần mềm độc hại, hãy thường xuyên thực hiện quét viruss và kiểm tra xem có tồn tại các phần mềm độc hại hay không vì nó làm cho CPU chạy các quá trình không mong muốn trong nền.

Hậu quả của việc để CPU quá cao

CPU chỉ hoạt động và chạy ở mức tối đa trong một khoảng thời gian nhất định trước khi nó quá nóng và tắt , CPU thường thì có tuổi thọ 4 năm sử dụng , và không tránh khỏi những lúc thời điểm nó chạy với công suất tối đa 100%.

Khi bộ xử lý hoạt động quá cao trong một thời gian dài sẽ gây ra tình trạng hoạt động kém và bắt đầu có độ trễ lớn dần , gây giật lag và đến những tác vụ đơn giản cũng sẽ dần có độ trễ rất cao nên lời khuyên của tôi là không nên để CPU hoạt động ở mức cao trong một thời gian quá dài, nều khi không giải quyết được vấn đề CPU quá tải trong thời gian quá lâu thì có lẽ nên xem xét tới việc thay CPU.

Kết luận:

Việc CPU quá cao nhưng bạn không biết lí do cần được xem xét và giải quyết càng sớm càng tốt nếu không muốn nhận những tổn thất hậu quả cho máy tính cá nhân của mình, nếu không tự có thể khắc phục được nó hãy mang nó ra các hệ thống sửa chữa máy tính để có thể khắc phục nhanh nhất.

Nếu bạn có bất kì thắc mắc nào hãy để lại bình luận dưới đây để chúng ta cùng thảo luận, xin cảm ơn!

Xem thêm:

Máy tính Hiệu suất cao HPC là gì?

Những thông tin hữu ích về mạng Lan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *