Hướng dẫn sử dụng máy đo công suất quang (OPM)

Trong các hệ thống mạng hiện nay để đảm bảo được hiệu suất truyền tín hiệu tốt không bị nhiễu hoặc xảy ra sự cố nào đó thì phụ thuộc rất nhiều vào công suất quang (OPM) , làm sao để kiểm soát nó không quá cao hoặc quá thấp đều có thể gây ảnh hưởng tới tín hiệu đường truyền nói một cách ngắn gọn mỗi thiết bị đều yêu cầu một mức nhất định và để đo được các mức đó chúng ta sử dụng máy đo công suất quang.Trong bài viết ngày hôm nay chúng ta sẽ học các sử dụng máy đo công suất quang sao cho đúng nhất.

Hướng dẫn sử dụng máy đo công suất quang
Hướng dẫn sử dụng máy đo công suất quang

Giao diện của máy đo công suất quang.

Máy đo công suất quang (OPM), hay còn được gọi là máy đo công suất quang hoặc máy kiểm tra OPM, nó là  một thiết bị kiểm tra dùng để đo chính xác công suất của thiết bị cáp quang, hoặc công suất của tín hiệu quang đi qua cáp quang. Được cấu tạo từ một cảm biến đã hiệu chỉnh để đo mạch khuếch đại và màn hình, máy kiểm tra OPM có thể được sử dụng để cài đặt, gỡ lỗi và bảo trì bất kỳ mạng cáp quang nào. Và nó có thể thích ứng với nhiều kiểu đầu nối khác nhau như SC, ST, FC……Ngoài ra bề ngoài của máy đo công suất quang được thiết kế rất nhỏ ngọn và dễ vận chuyển và sử dụng trong các điều kiện khác nhau.

Trên máy đo công suất quang sẽ có 4 nút : nút nguồn , nút dBm/w, nút λ, nút REF và chúng có các chức năng như sau:

  • Nút nguồn : khởi động hoặc tắt máy.
  • Nút dBm/w : Chuyển đổi giữa chế độ tuyến tính và chế độ logarit(dBm).
  • Nút REF : Đặt công suất đo ban đầu.
  • Nút λ : Chọn bước sóng , có một số bước sóng đã được tích hợp sẵn như : 850nm , 950nm ,1310nm ,1550nm,..

Ngoài ra để sử dụng máy đo công suât quang chúng ta sẽ sử dụng thêm một đoạn cáp quang dài để có thể kết nối với đầu nối của máy đo công suất quang và đầu nối của thiết bị cần được đó ví dụ như đầu nối trên máy đo là FC và thiết bị cần đo đầu nối của nó lại là LC chẳng hạn chúng ta sẽ cần phải lựa chọn loại dây nhảy quang FC-LC tùy vào các đầu nối mà chúng ta phải chọn loại dây nhảy quang làm sao cho phù hợp.

Các loại máy đo công suất quang.

Các loại máy đo công suất quang hiện nay được phân loại dựa vào độ phân giải nó có thể thay đổi từ 0,001dB cho tới 0,1dB , điều này tùy thuộc vào thiết bị chúng ta muốn đo công suất quang, ví dụ như ở các phòng thí nghiệm người ta sẽ sử dụng máy đo OPM với độ phân giải 0,01dB, Ngoài ra độ phân giải 0,001dB còn có sẵn trên một số loại máy đo công suất quang thông dụng.

Máy đo công suất quang JW3208

Nhưng hãy chú ý rằng việc số liệu mà máy đo công suất quang thu được thường sẽ có độ chênh nhất định so với số liệu thực tế bởi vì nó còn phụ thuộc vào yếu tố khác như độ dài của dây nhảy dùng để kết nối hay là các đầu nối quang , số liệu có thể bị sai số khoàng 2dBm cho dù bạn có sử dụng loại máy đo công suất quang với độ phân giải là bao nhiêu.

Cách sử dụng OPM để đo suy hao quang.

Ở đây chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách đo suy hao quang nhưng trước tiên chúng ta cần phải có một nguồn phát quang (Optical Laser Source) đây cũng là một thiết bị phổ biến trên thị trường nhưng hiện nay một số máy đo công suất quang hiện đại đã tích hợp cả 2 tiện ích này vào trong cùng 1 máy.

ảnh sử dụng máy đo công suất quang

Quy trình đo diễn ra như sau đầu tiên nguồn phát quang sẽ gửi một bước sóng ánh sáng xuống sợi quang , ở đầu kia của cáp máy đo công suất quang đọc mức công suất quang và nó sẽ xác định được lượng tín hiệu bị mất, hãy chú ý rằng suy hao quang thay đổi theo bước sóng nên ban đầu chúng ta phải chỉnh máy công suât quang có cùng bước sóng với bước sóng mà nguồn phát quang sử dụng ví dụ như nếu nguồn phát quang sử dụng bước sóng 1550nm thì máy công suất quang cũng phải chỉnh với bước sóng 1550nm.

Cách sử dụng OPM để đo tín hiệu đường truyền Internet.

Đầu tiên chúng ta hãy bật máy bằng phím tắt của nó, sau đó hãy chỉnh bước sóng ở đây mặc định chúng ta sẽ để ở mức 1310nm , sau đó xác định thiết bị cần đo xem đầu nối của chúng để có thể xác định được sử dụng loại dây nhảy quang nào để kết nối , sau đó bấm để đo và đọc giá trị công suất đã xuất hiện trên màn hình tính theo đơn vị dBm.

Thường thì giá trị công suất đo được ở trong nhà thường ở mức sấp xỉ 20dBm là có thể coi là bình thường nhưng nếu một lúc nào đó bạn thấy giá trị này tụt xuống thấp hơn mức bình thường , thì chúng ta cần phải kiểm tra lại đường truyền.

Sử dụng với OPM với các thiết bị khác chúng ta cũng sẽ dử dụng tương tự, hãy chú ý về đầu nối của chúng để chọn ra được loại dây nhảy và đầu nối phù hợp.

Các loại máy đo công suất quang tại Viễn Thông Xanh
Các loại máy đo công suất quang tại Viễn Thông Xanh

Xem các sản phẩm máy đo công suất quang

Lời kết :

Một thiết bị cần thiết cho việc duy trì và kiểm tra các thiết bị trong hệ thống mạng của bạn , qua bài viết này chúng ta đã biết được máy đo công suất quang là gì , nó được sử dụng như thế nào và phân loại ra sao trên thị trường hi vọng qua bài viết này các bạn có nhiều thông tin hữu ích, nếu có bất kì thắc mắc hay câu hỏi nào hãy để lại dưới phần bình luận để cùng nhau tìm ra câu trả lời nhé !

Xem thêm:

10 bình luận trên “Hướng dẫn sử dụng máy đo công suất quang (OPM)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *