Ý nghĩa của Suy hao cáp quang
Việc thực hiện các mối hàn cáp quang là điều bắt buộc và không thể thiếu trong thi công và lắp đặt cáp quang. Để quyết định sự thành công hay thất bại của một mối hàn quang, thì chỉ số suy hao là yếu tố quan tâm đầu tiên.
Suy hao cáp quang sự suy giảm tín hiệu quang khi đi qua mối nối cáp quang và được đo bằng đơn vị dB/Km. Mức độ suy hao càng thấp thì càng tốt. Với cáp quang Singlemode mức độ suy hao cáp quang quy định là dưới 0.1 dB và với cáp quang multimode thì mức suy hao ở dưới 0.5 dB.
Các thông số suy hao cáp quang tiêu chuẩn của một tuyến cáp
- Suy hao cáp quang cho phép ở bước sóng 850nm: 3.5dBm/km (Cáp quang MM)
- Suy hao cáp quang cho phép ở bước sóng 1300nm: 1.0dBm/km (Cáp quang MM)
- Suy hao cáp quang cho phép ở bước sóng 1310nm: 0.35dBm/km (Cáp quang SM)
- Suy hao cáp quang cho phép ở bước sóng 1550nm: 0.22dBm/km (Cáp quang SM)
- Suy hao mối hàn cáp quang <0.1dBm (Thực tế suy hao < 0.05dBm)
- Các suy hao do đầu nối connector: <0.5dBm (Đối với loại đầu nối SC/APC suy hao là 0.35dBm)
Tiếp theo mình sẽ hướng dẫn các bạn 2 phương pháp đo suy hao cáp quang:
Đo suy hao cáp quang bằng máy đo công suất
Phương pháp đo suy hao quang bằng máy đo công suất quang sử dụng phương pháp đo suy hao xen. Việc đo suy hao quang bằng máy đo công suất được sử dụng để xác định chính xác suy hao của cáp sợi quang.
Bước 1: đặt tham chiếu.
Thiết lập đo
Quy trình:
– Đấu mỗi máy đo công suất và nguồn sáng với 1 dây nối và liên kết lại bằng 1 bộ nối như hình trên
– Bật nguồn máy đo công suất quang (để ở chế độ cần đo);
– Bật nguồn quang hiển thị là giá trị tuyệt đối (dBm);
– Thiết lập giá trị tuyệt đối này về giá trị tham chiếu và hiển thị giá trị tương đối (dB).
Bước 2: đo suy hao sợi quang sử dụng phương pháp đo suy hao xen.
Thiết lập đo:
Quy trình:
– Tháo một trong các dây nối, nối sợi quang cần đo vào như trên
– Giá trị hiển thị trên máy đo là suy hao xen của sợi quang cần đo.
Đo suy hao cáp quang bằng máy đo phản xạ quang OTDR
Phương pháp đo suy hao cáp quang bằng máy đo OTDR cáp quang sử dụng phương pháp đo suy hao phản xạ trở về, phương pháp này cho phép đánh giá suy hao trở về bằng đo công suất phản xạ của sợi quang.
Nếu sợi quang đó được nối với bộ nối, thì nối máy OTDR với sợi đó bằng một dây nối và cuộn sợi đệm (nếu được yêu cầu). Cuộn sợi đệm là cuộn sợi quang trần nhỏ có độ dài sợi khoảng 1km, có thể cuộn được trên một lô nhỏ. Nó được sử dụng cho OTDR để loại vùng chết của OTDR. Vì thế sợi quang dùng làm cuộn đệm không được có bất kỳ sự dị thường nào.
Ngoài ra, trong trường hợp nếu sợi quang cần đo không được nối với bộ nối, bóc cáp sợi quang ra và để cho sợi quang lộ ra khoảng 2m. Làm sạch và cắt sợi này.
Nối máy OTDR với sợi quang trên bằng một dây nối, cuộn sợi đệm (nếu được yêu cầu) và bộ chuyển đổi sợi quang trần
– Bật nguồn OTDR.
– Điều chỉnh chế độ ứng với các tham số hoạt động thích hợp của OTDR, bao gồm bước sóng, chiết suất của sợi quang được đo, chế độ quét và phân giải của màn hiển thị.
– Thiết lập độ phân giải của màn hiển thị để hiển thị toàn bộ sợi quang được đo.
– Tiến hành đo suy hao của tất cả các mối hàn, các bộ nối, các điểm dị thường và toàn bộ sợi quang.
– Đo suy hao 2 điểm đầu-cuối của sợi quang.
– Lặp lại tất cả các bước trên cho tất cả các bước sóng yêu cầu.
– Ghi lại vị trí của OTDR cho những phép đo này.
– Lặp lại các bước trên với máy đo OTDR được nối vào đầu kia của sợi quang. Sau đó tính giá trị trung bình của hai kết quả thu được. Chúng ta sẽ có một giá trị chính xác hơn:
Tổn haoOTDR = (Tổn haohướng A + Tổn haohướng B)/2
kiến thức là vô tận, đọc xong mới biết nhiều điều mình còn chưa biết
dễ hiểu, chi tiết, rất hay cho những người mới tiếp xúc với nghề
những bài viết nên đọc
Cảm ơn tác giả, bài viết rất hay
Bài viết hay, chất lượng
Nhiều người nên đọc rất bổ ích
Trang bên bạn rất nhiều bài viết hay, rất chi tiết, cần phát huy nhiều
đọc xong hiểu thêm rất nhiều điều
hấp dẫn
Cảm ơn bài viết, rất hay ạ
Cảm ơn Viễn Thông Xanh đã chia sẻ, nhờ có bài viết này mà mình đã biết thêm được nhiều thứ
Dạ cảm ơn chị đã quan tâm ạ