Cáp Quang Là gì? Cấu Tạo Cáp Quang – Góc Kiến Thức

Cáp quang đóng một vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của con người, đặc biệt là sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ hiện nay với sự xuất hiện của các ứng dụng thông minh, phần mềm thông minh, IOT,… đều dựa trên nền tảng của hệ thống kết nối mạng dữ liệu trên toàn thế giới.

Nếu không có hệ thống mạng cáp quang, hoặc hệ thống này bị gián đoạn thì việc kết nối dữ liệu sẽ trở nên cực kỳ khó khăn. Vậy cáp quang là gì và cấu tạo của nó ra sao? Để trả lời câu hỏi này hãy cùng mình tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây:

Cáp quang là gì?

định nghĩa về sợi quang, cáp quang

Cáp quang là một công nghệ truyền thông hiện đại và tiên tiến, sử dụng sợi quang để truyền tải thông tin dưới dạng tín hiệu ánh sáng. Cáp quang có nhiều ưu điểm vượt trội so với các công nghệ truyền thống, như khả năng truyền tải dữ liệu nhanh chóng và khoảng cách xa, băng thông lớn và ít bị nhiễu. Cáp quang đã trở thành một trong những công nghệ truyền thông quan trọng nhất hiện nay.

Nếu bạn hay gặp và tiếp xúc với hệ thống cáp mạng thì đó là loại cáp sử dụng sợi đồng để truyền dẫn tín hiệu và chủ yếu chỉ xuất hiện tại mạng LAN cho các văn phòng, tòa nhà và hộ gia đình.

Cáp quang sẽ xuất hiện tại các ứng dụng mạng đường dài như: cáp quang luồn cống dưới các đường thoát nước thành phố, cáp quang treo để đi trên các hệ thống trụ cột,… Đặc điểm chung của loại cáp quang này là đáp ứng nhu cầu truyền dẫn dữ liệu với khoảng cách xa và tốc độ khủng!

Các ứng dụng của cáp quang

Cáp quang có rất nhiều ứng dụng trong cuộc sống hàng ngày, từ viễn thông đến y tế, từ công nghiệp đến giải trí. Dưới đây là một số ứng dụng phổ biến của cáp quang:

  1. Truyền thông: Cáp quang được sử dụng rộng rãi trong viễn thông, mạng lưới internet và các dịch vụ viễn thông khác. Cáp quang cho phép truyền tải thông tin với băng thông lên đến hàng Tgbs và tốc độ cao hơn so với các công nghệ truyền thống. Cáp quang cũng được sử dụng để kết nối các thiết bị viễn thông như điện thoại, máy tính, router, switch và các thiết bị khác.
  2. Công nghệ hình ảnh: Cáp quang được sử dụng trong các hệ thống truyền tải hình ảnh và video chất lượng cao, bao gồm cả các ứng dụng trong công nghệ truyền hình, phim ảnh và giải trí. Cáp quang cho phép truyền tải hình ảnh và video với độ phân giải cao, màu sắc sống động và âm thanh rõ ràng.
  3. Y tế: Cáp quang được sử dụng trong các ứng dụng y tế như viễn thông y tế, siêu âm và các kỹ thuật hình ảnh y khoa, cho phép truyền tải dữ liệu y tế quan trọng và hỗ trợ chẩn đoán và điều trị. Cáp quang cũng được sử dụng trong các thiết bị y tế như endoscope, laser surgery và các thiết bị khác.
  4. Công nghiệp và khoa học: Cáp quang được sử dụng trong các ứng dụng công nghiệp như kiểm soát và giám sát, đo lường và các ứng dụng khoa học khác. Cáp quang cho phép truyền tải các loại dữ liệu như áp suất, nhiệt độ, lực kéo và các loại cảm biến khác. Cáp quang cũng được sử dụng trong các lĩnh vực khoa học như vật lý hạt nhân, thiên văn học và sinh học.

Cấu tạo cáp quang

cau-tao-cua-cap-quang

Cấu tạo cáp quang thường có các thành phần chính như sau:

Thành Phần Chức Năng Chất Liệu Đường Kính
Sợi quang truyền tải tín hiệu ánh sáng làm bằng thủy tinh hoặc nhựa từ 8 đến 100 micron
Vỏ bảo vệ cáp Bảo vệ sợi quang Vật liệu cách điện hoặc cách nhiệt Tùy thuộc vào từng loại cáp
Lớp Cladding Ngăn chặn sự phản xạ ánh sáng Vật liệu có chỉ số khúc xạ thấp Tùy thuộc vào từng loại cáp
Vỏ bọc ngoài cùng Chống cháy, chống va đập, chống sự xâm nhập của các yếu tố ảnh hưởng đến sợi quang làm bằng các vật liệu PVC, PE, HDPE, LSZH,… Tùy thuộc vào từng loại cáp

Bảng cấu tạo cáp quang

Ngày nay, có hai loại cáp quang chính là cáp quang singlemode (đơn mode) và cáp quang multimode (đa mode). Sự khác biệt giữa hai loại này là:

  1. Cáp quang singlemode: Sợi quang singlemode có đường kính nhỏ (khoảng 8 micron) và chỉ cho phép truyền tải ánh sáng theo một góc độ nhất định. Điều này cho phép cáp quang singlemode truyền tải được khoảng cách xa hơn (hàng trăm km), thường được sử dụng trong các hệ thống mạng rộng và các ứng dụng dài hơn.

Xem thêm bài viết chi tiết: Cáp quang singlemode là gì? Ưu điểm của cáp quang singlemode

  1. Cáp quang multimode: Sợi quang multimode có đường kính lớn hơn (từ 50 đến 100 micron) và cho phép truyền tải ánh sáng theo nhiều góc độ khác nhau. Điều này giúp cáp quang multimode truyền tải được khoảng cách ngắn hơn (khoảng 2 km), thường được sử dụng trong các mạng nội bộ và ứng dụng LAN.

Xem thêm bài viết chi tiết: Cáp quang multimode là gì? Nguyên lý hoạt động cáp quang multimode

Lời Kết:

Cáp quang là một trong những công nghệ đưa con người phát triển một cách nhanh chóng. Đứng trước cuộc cách mạng công nghệ 5.0 sự phát triển của hệ thống cáp quang sẽ là nền tảng để thúc đẩy sự phát triển công nghệ của một quốc gia và toàn thế giới.

Mặc dù có nhiều công nghệ truyền dẫn tín hiệu như vệ tinh nhưng chi phí và tốc độ truyền dẫn của các công nghệ này không thể nào thay thế được cho cáp quang. Do đó, trong tương lai cáp quang vẫn sẽ là hệ thống huyết mạch dữ liệu chính của toàn thế giới.

Việt Nam trong nhiều năm qua đã chú trọng phát triển cơ sở hạ tầng mạng quang nhưng vẫn còn nhiều thiếu sót. Mong rằng đứng trước làn sóng phát triển công nghệ, Cáp quang Việt Nam sẽ đáp ứng được đủ và tốt để tạo tiền đề cho phát triển của quốc gia.

Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết “Cáp quang là gì? Cấu tạo của cáp quang” do Viễn Thông Xanh viết. Mong rằng bài viết hữu ích đối với bạn, mọi vấn đề thắc mắc hay câu hỏi liên quan, vui lòng để lại dưới phần bình luận để mình trả lời sớm nhất!

Xem thêm các bài viết khác:

0/5 (0 Reviews)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *