Đường dây cáp quang đầu tiên xuyên biển Đại Tây Dương đã sử dụng loại sợi quang TAT-8, được xây dựng và bắt đầu đi vào hoạt động năm 1988. Do có đường đi rất dài, nên đường dây cáp quang dưới biển được trang bị thêm các bộ lặp tín hiệu đặc biệt, giúp tín hiệu được xuyên suốt, không bị suy hao và có tính ổn định cao. Mỗi bộ lặp này được trang bị trên các sợi quang học, có một bộ khuếch đại quang học thể rắn, điều chỉnh lỗi và đo lường tín hiệu.
Cho đến năm 2012, các nhà khai thác đã lặp đặt thành công các tuyến cáp quang dưới biển có chiều dài trong khoảng 6.000km với vận tốc truyền dữ liệu lên tới 100Gb/s. Tính đến nay, các tuyến cáp biển có vai trò vô cùng quan trọng, liên kết vệ tinh ở nước ngoài chỉ chiếm khoảng 1% của lưu lượng truy cập Quốc tế, trong khi toàn bộ phần còn lại được thực hiện bởi cáp ngầm dưới biển. Bên cạnh đó các liên kết vệ tinh chỉ cung cấp tốc độ vài megabit mỗi giây cùng độ trễ tương đối cao, thì tổng hiệu năng của các tuyến cáp biển có thể lên đến vài terabit trên giây cùng với đó là độ tin cậy cao, độ trễ rất thấp.
Những tuyến cáp biển trị giá hàng trăm triệu USD không chỉ được các công ty xây dựng và vận hành mang tính thương mại và lợi nhuận, mà còn được Chính phủ các Quốc gia coi đó như một trong những tài sản quốc gia cần được bảo vệ. Ví dụ như Chính phủ Úc xem hệ thống cáp biển của nước mình có tầm quan trọng và ảnh hưởng vô cùng quan trọng với nền kinh tế quốc gia, do đó Chính phủ đã tạo ra những vùng bảo vệ đặc biệt để hạn chế tối đa việc xảy ra các sự cố có thể gây đứt cáp.
Các sự cố, rủi ro và sửa chữa cáp biển
Cáp biển có thể gặp sự cố hoặc bị đứt bởi các tàu đánh cá, neo của tàu vướng phải hoặc có thể do động đất hay thậm chí cả bị cá mập cắn đứt. Dựa trên những khảo sát tại vùng biển Đại Tây Dương và Caribe, người ta thấy rằng ít hơn 9% nguyên nhân là do tự nhiên. Nguyên nhân chủ yếu là do lưới hoặc neo của các tàu đánh cá bị vướng vào đường dây cáp, để gỡ ra các ngư dân có thể đã lặn xuống và cắt đường dây cáp.Trung tâm ở đất liền có thể xác định một cách tương đối chính xác vị trí cáp bị đứt bằng cách đo điện. Một tín hiệu quang phổ Spread sẽ được phát đi, sau đó họ quan sát tín hiệu phản hồi của chúng. Bằng các thuật toán và đo thời gian, họ có thể tính toàn khoảng cách cũng xác định được vị trí sự cố xảy ra.
Sau khi đã xác định được vị trí, một tàu sửa chữa cáp sẽ được gửi đi ngay lập tức. Khi đến được vị trí đường dây cáp gặp sự cố, các thợ lặn sẽ xác định chính xác đoạn cáp bị đứt. Sau đó một cánh tay cần cẩu sẽ được thả xuống đáy biển rồi đưa dây cáp lên boong tàu sau đó tiến hành nối lại. Ở những vùng nước nông, người ta còn thể sử dụng tàu ngầm mini để tiến hành việc sửa chữa.
Chuyện đứt cáp biển tại Việt Nam
AAG là một trong những hệ thống cáp ngầm xuyên đại dương lớn nhất trên thế giới hiện nay, với độ dài lên tới 20.000km, kết nối Đông Nam Á với nước Mỹ, đi qua Thái Bình Dương, được đưa vào sử dụng từ tháng 11/2009. Kể từ khi đưa vào sử dụng cho đến nay, tuyến cáp này đã nhiều lần gặp sự cố, hầu hết xảy ra ở các phân đoạn nối liền giữa Hồng Kông và Singapore.
Dường như đứt cáp đã trở thành một sự kiện thường niên, tạo nên sự “khác biệt” của hệ thống Internet tại Việt Nam. Khi tìm kiếm các thông tin đứt cáp quang biển các năm 2012, 2011, 2010, 2009 hay tận đến những năm 2004, Việt Nam đều nằm trong những nơi xảy ra sự cố.
Quay ngược trở về năm 2007, khi người ta phát hiện ra việc ngư dân Việt Nam “khai thác trộm” tuyến cáp quang biển TVH, hay nói cách khác là cắt cáp rồi bán phế liệu. Gần 100km cáp quang TVH đã bị ngư dân “khai thác” một cách triệt để. Cũng có nhiều nguồn tin cho rằng thương lái của Trung Quốc thu mua cáp quang phế liệu với giá rất cao khiến các ngư dân nổi lòng tham mà lặn xuống biển trộm cáp quang. Tuy nhiên, vấn đề này đã được nhà nước khắc phục một cách nhanh chóng và toàn bộ hệ thống internet tại Việt Nam hoạt động bình thường trở lại. Hiện nay, trong thời đại công nghệ thông tin đang ngày càng phát triển mạnh mẽ, việc bảo vệ cũng như khắc phục các sự cố tuyến cáp biển ngày càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết, điều này không chỉ ảnh hưởng tới nền kinh tế mà còn đảm bảo an toàn an ninh quốc gia.
Việc đảm bảo chất lượng hệ thống mạng cũng là một trong những vấn đề sống còn của tất cả các doanh nghiệp hiện nay. Tuy nhiên các sự cố mạng vẫn luôn xảy ra trong quá trình hoạt động tuy nhiên việc khắc phục chỉ mất một vài phút và tương đối đơn giản. Bên cạnh đó chất lượng của các thiết bị như:cáp mạng, switch, bộ treo néo, converter, hộp phối quang,… cũng ảnh hưởng rất nhiều tới hệ thống mạng. Nắm bắt được nhu cầu các thiết bị chất lượng, công ty cổ phần Viễn Thông Xanh Việt Nam là một trong những đơn vị chuyên phân phối các sản phẩm mạng chính hãng, chất lượng và giá rẻ hàng đầu Việt Nam hiện nay. Với đội ngũ chuyên gia hàng đầu, quý khách có thể hoàn toàn yên tâm tới chất lượng cũng như các dịch vụ mà VTX mang lại. Liên hệ ngay để được tư vấn miễn phí!
Nguyễn Anh Tuấn là nhà sáng lập trang web Vienthongxanh.vn. Anh ấy đang là chuyên gia với 10 năm kinh nghiệm về lĩnh vực thiết bị mạng, thiết bị viễn thông với các chứng chỉ được Cisco cấp như CCNA 200-301, CCNP, CCDA, CCDP. Là một người yêu thích công nghệ, ham học hỏi và thích chia sẻ kiến thức
Những bài viết bên bạn thực sự rất hữu ích; cảm ơn tác giả đã chia sẻ;