Như các bạn đã biết, mạng máy tính là một nhóm các máy tính hay thiết bị mạng được liên kết với nhau nhằm cho phép các thiết bị này giao tiếp với nhau trong cùng một mạng máy tính. Chúng có thể sẻ tài nguyên, dữ liệu và ứng dụng. Vậy mạng máy tính hiện nay có những loại nào? Hiện nay có các loại mạng máy tính chính được chia theo phạm vi kết nối như:
- LAN (Mạng cục bộ)
- PAN (Mạng khu vực cá nhân)
- CAN (Mạng trường học)
- PAN (Mạng khu vực cá nhân)
- MAN (Mạng lưới khu vực đô thị)
- WAN (Mạng diện rộng)
Hãy cùng Viễn Thông Xanh khám phá chi tiết xem các loại mạng máy tính này. Chúng có gì khác nhau? Đặc điểm và nhược điểm của từng loại mạng máy tính như thế nào?
Mục Lục
Mạng LAN (mạng cục bộ)

Mạng LAN là mạng máy tính để kết nối các máy tính trong khu vực nhỏ như tòa nhà, văn phòng, trường học,…
Mạng LAN được sử dụng để kết nối nhiều máy tính với nhau qua dây cáp mạng.
Mục tiêu của mạng LAN là cung cấp khả năng chia sẻ tài nguyên giữa các thiết bị trong cùng một phạm vi mạng hạn chế như giữa máy tính và máy in.
Đây là loại mạng phổ biến nhất với chi phí xây dựng thấp và có khả năng bảo mật cao.
Mạng PAN (mạng khu vực cá nhân)
Giống như tên gọi của mình. Mạng cá nhân PAN là loại mạng máy tính được sắp xếp trong phạm vi 1 cá nhân (thường trong phạm vi 10 mét).
Mạng PAN được sử dụng để kết nối các thiết bị cá nhân như (máy tín, Laptop, điện thoại thông minh, tai nghe,…). Khái niệm này được đưa ra bởi nhà khoa học Thomas Zimmerman.
Có 2 loại mạng cá nhân: Mạng máy tính cá nhân có dây (tạo bằng cách sử dụng USB); mạng máy tính cá nhân không dây (tạo bằng cách sử dụng công nghệ wifi).
Thay vì kết nối nhiều thiết bị, mạng PAN thưởng chỉ kết nối từ 1 đến 2 thiết bị.
Mạng CAN (mạng trường học)
Là loại mạng máy tính được sử dụng cho các môi trường giáo dục như các trường đại học với mục đích là tạo ra kết nối giữa các mạng LAN riêng biệt trong cùng một trường học với nhau.
Mạng CAN cho phép các phòng ban hoặc bộ phận của trường học tạo thành một mạng LAN riêng biệt và các phòng ban này có thể kết nối với nhau trong cùng một mạng CAN.
Mạng MAN (mạng lưới khu vực đô thị)
Mạng MAN là một mạng máy tính với phạm vi lớn hơn mạng LAN bằng cách tạo ra kết nối giữa nhiều mạng LAN trong cùng 1 thành phố hoặc một vùng địa lý nhất định với nhau.
Mạng MAN là một mạng máy tính trung gian giữa mạng LAN và mạng WAN.
Mạng MAN sử dụng các công nghệ như DSL và cáp quang để kết nối các mạng LAN lại với nhau.
Mạng WAN (mạng diện rộng)
Mạng diện rộng WAN là mạng máy tính trải rộng trên một khu vực địa lý rộng lớn như một quốc gia, tiểu bang hay khu vực rộng lớn gồm nhiều mạng WAN và mạng LAN lại với nhau.
Mạng WAN không bị giới hạn về vị trí kết nối ở một địa điểm duy nhất. Nó có thể trải rộng trên khu vực địa lý rộng lớn nhờ đường dây cáp quang hoặc liên kết vệ tinh.
Mạng Internet là mạng WAN lớn nhất trên thế giới. Mạng WAN sẽ phá bỏ khoảng cách kết nối dữ liệu bởi không gian địa lý.
Bảng so sánh các loại mạng máy tính
Để có cái nhìn tổng quát nhất. Mình sẽ tổng hợp các đặc điểm của các loại mạng máy tính thành bảng so sánh dưới đây:
Khía cạnh | LAN | PAN | CAN | MAN | WAN |
---|---|---|---|---|---|
Phạm vi | Nhỏ (tòa nhà, khu vực nhỏ) | Cá nhân hoặc thiết bị | Thành phố hoặc khu vực lớn | Khu vực đô thị hoặc vùng lân cận | Rộng (quốc gia, toàn cầu) |
Khoảng cách | Ngắn | Rất ngắn | Trung bình | Trung bình đến xa | Rất xa |
Tốc độ truyền dữ liệu | Cao | Thấp | Trung bình đến cao | Trung bình đến cao | Trung bình đến thấp |
Công nghệ kết nối | Ethernet, Wi-Fi, Token Ring | Bluetooth, Zigbee, IR | Ethernet, Wi-Fi, cáp quang | Ethernet, cáp quang | Cáp quang, đường truyền vệ tinh |
Ứng dụng chính | Doanh nghiệp, gia đình | Cá nhân, thiết bị di động | Doanh nghiệp, trường học | Doanh nghiệp, tổ chức, cơ quan | Toàn cầu kết nối, ISP, công ty |
Độ trễ | Thấp | Thấp | Trung bình | Trung bình đến cao | Cao |
Chi phí | Thấp | Thấp | Trung bình đến cao | Trung bình đến cao | Cao |
Bảo mật | Dễ dàng bảo mật | Độ bảo mật thấp | Cần bảo mật cao | Cần bảo mật cao | Cần bảo mật cao |
Ứng dụng | Chia sẻ tài nguyên, trò chơi | Kết nối thiết bị nhỏ | Chia sẻ tài nguyên | Kết nối các mạng LAN | Kết nối đa vùng, toàn cầu |
Internetworks (mạng lưới liên mạng)
Internetworks, còn được gọi là mạng mở rộng (Interconnected Networks), là một khái niệm liên quan đến việc kết nối nhiều mạng máy tính riêng lẻ lại với nhau để tạo thành một hệ thống mạng lớn hơn và phức tạp hơn. Đây là cơ sở của Internet, mạng toàn cầu kết nối hàng tỷ thiết bị và người dùng trên khắp thế giới.
Mạng Internet thực sự là một ví dụ về một hệ thống internetworks. Nó được hình thành bằng cách kết nối hàng trăm nghìn mạng con, gọi là mạng con (subnetworks) hoặc mạng con lớn (subnets), bằng cách sử dụng các giao thức chung như TCP/IP (Transmission Control Protocol/Internet Protocol). Mỗi mạng con có thể là một mạng LAN, MAN hoặc thậm chí WAN riêng biệt, nhưng chúng được kết nối lại với nhau thông qua các thiết bị định tuyến (routers) và cơ sở hạ tầng mạng.
Các loại Internetworks:
- Extranet:
Extranet là một hệ thống mạng cho phép sự giao tiếp và trao đổi thông tin giữa một tổ chức với các bên bên ngoài, chẳng hạn như đối tác kinh doanh, khách hàng, nhà cung cấp hoặc các tổ chức liên quan khác. Extranet sử dụng các công nghệ mạng giống như Internet và mạng LAN để kết nối các tổ chức và cho phép họ chia sẻ dữ liệu, tài liệu, ứng dụng và dịch vụ qua các kênh bảo mật.
Extranet giúp tạo điều kiện thuận lợi cho cộng tác và truy cập chia sẻ giữa các tổ chức. Ví dụ, một doanh nghiệp có thể thiết lập một hệ thống extranet để chia sẻ thông tin với nhà cung cấp về đơn hàng, tồn kho, và dữ liệu khác, trong khi vẫn duy trì mức bảo mật và kiểm soát truy cập.
- Intranet:
Intranet là một hệ thống mạng nội bộ được xây dựng và quản lý bởi một tổ chức để cho phép các thành viên của tổ chức truy cập thông tin, tài liệu và ứng dụng nội bộ. Intranet thường sử dụng các công nghệ web để cung cấp giao diện dễ sử dụng cho việc truy cập dữ liệu và tài liệu.
Intranet giúp cải thiện sự cộng tác, chia sẻ thông tin và quản lý nội bộ. Nhân viên có thể truy cập thông tin như tài liệu hướng dẫn, biểu mẫu, dữ liệu nội bộ và thậm chí các ứng dụng nội bộ từ mọi nơi trong tổ chức. Intranet cũng giúp tiết kiệm thời gian và tăng hiệu suất làm việc.
Các loại mạng máy tính khác
Ngoài các loại mạng máy tính kể trên còn có các loại mạng máy tính đặc biệt sau:
Mạng SAN (mạng vùng lưu trữ)
Mạng SAN (Storage Area Network) là một kiểu mạng được thiết kế đặc biệt để kết nối các thiết bị lưu trữ như máy chủ lưu trữ, hệ thống lưu trữ và thiết bị sao lưu. Mục tiêu chính của mạng SAN là cung cấp khả năng truyền tải dữ liệu lưu trữ nhanh chóng, hiệu quả và có khả năng mở rộng trong môi trường lưu trữ.
Mạng POLAN (mạng cục bộ quan thụ động)
Mạng POLAN (Passive Optical Local Area Network) là một kiểu mạng địa phương dựa trên dây cáp quang và thiết kế để cung cấp truyền tải dữ liệu với tốc độ cao và khoảng cách xa trong các môi trường LAN. Mạng POLAN sử dụng tia sáng quang học để truyền dữ liệu, trong đó mạng cáp quang môi trường (fiber optic) được sử dụng để truyền tải tín hiệu dữ liệu.
Mạng EPN (mạng riêng doanh nghiệp)
Mạng EPN (Enterprise Private Network) là một loại mạng được xây dựng và quản lý bởi một tổ chức hoặc doanh nghiệp để cung cấp truyền thông và kết nối cho nội bộ tổ chức. EPN thường bao gồm nhiều dịch vụ và ứng dụng, như giọng nói, dữ liệu, video, và các ứng dụng kinh doanh khác, được cung cấp trong môi trường bảo mật và quản lý của tổ chức.
Mạng VPN (mạng riêng ảo)
Mạng VPN (Virtual Private Network) là một hệ thống kết nối mạng được tạo ra để cung cấp một môi trường truyền thông an toàn và riêng tư trên mạng công cộng như Internet. Mục tiêu chính của mạng VPN là tạo ra một “mạng ảo” giữa các thiết bị và máy tính trên các địa điểm địa lý khác nhau, cho phép truyền dữ liệu một cách bảo mật và mã hóa qua các kênh không an toàn.
Mạng SAN (mạng vùng hệ thống)
Mạng SAN (Storage Area Network) là một kiểu mạng máy tính được thiết kế để quản lý và truyền tải dữ liệu lưu trữ một cách hiệu quả, bảo mật và có hiệu suất cao. Mục tiêu chính của mạng SAN là cung cấp một hạ tầng đặc biệt cho việc lưu trữ và quản lý dữ liệu, không giống như các mạng LAN (Local Area Network) thông thường dùng để truyền tải dữ liệu trong phạm vi cục bộ hoặc MAN (Metropolitan Area Network) dùng cho phạm vi đô thị.
Kết luận:
Có thể thấy mạng máy tính được chia thành nhiều loại khác nhau. Các loại mạng máy tính đều phục vụ một mục đích kết nối giữa các thiết bị trong một phạm vi địa lý nhất định hoặc với mục đích sử dụng riêng biệt nào đó.
Các mạng máy tính quan trọng nhất bạn cần quan tầm là mạng LAN, mạng MAN và mạng WAN. Đây là 3 loại mạng chính xây dựng lên hệ thống mạng máy tính và liên quan trực tiếp đến việc kết nối, chia sẻ dữ liệu và làm việc hàng ngày của bạn.
Mong rằng qua bài viết này, bạn đã có cái nhìn tổng quát về cách phân loại mạng máy tính và hiểu được sự khác nhau giữa các loại máy tính khác nhau. Nếu có thắc mắc gì? Hãy để lại câu hỏi dưới phần bình luận để mình hỗ trợ giải đáp bạn nhanh nhất!
Xem thêm các bài viết liên quan hay:
Mạng Hình Sao (Star Topology) Chi Tiết về Cấu Trúc, Ưu Điểm và Hạn Chế
Mô hình OSI là gì? Giải đáp chi tiết và dễ hiểu nhất cho người mới