Đường Trunk là gì? Chức năng và cách cấu hình

Đường Trunk là gì?

Đường Trunk hay Trunking là một kỹ thuật kết nối các thiết bị mạng với nhau để tạo thành một mạng lớn hơn, đặc biệt trong các mạng LAN (Local Area Network) hoặc các mạng VLAN (Virtual Local Area Network). Đường trunk cho phép chuyển gói dữ liệu từ một VLAN này sang một VLAN khác trên cùng một đường truyền vật lý, điều này giúp tối ưu hóa việc sử dụng băng thông và giảm độ trễ trong mạng.

ví dụ minh họa kết nối 2 VLAN giữa 2 Switch qua 1 dây kết nối vật lý
ví dụ minh họa kết nối 2 VLAN giữa 2 Switch qua 1 dây kết nối vật lý

Thông thường để kết nối các VLAN dựa trên việc kết nối các cổng tương ứng trên 2 Switch lại với nhau bằng một kết nối vật lý (dây cáp mạng).

Chẳng hạn như theo mô hình theo ảnh trên: muốn kết nối máy tính 1 (kết nối với Switch 1) trong mạng VLAN 10 tới máy tính 4 (kết nối với Switch 2) trong mạng VLAN 10 thì phải sử dụng dây kết nối số 4. Tương tự như vậy nếu kết nối máy tính mạng 2(kết nối với Switch 1) trong mạng VLAN 20 tới máy tính số 5(kết nối với Switch 2) trong mạng VLAN 2 thì phải sử dụng dây kết nối số 5.

Do đó nếu mở rộng số lượng mạng VLAN lên thì số dây kết nối cho từng mạng VLAN giữa 2 switch cũng tăng theo. Và chúng ta phải cấu hình chính xác cổng nào dành cho VLAN nào trên từng Switch. Ví dụ như Switch 1 cấu hình cho cổng 1 là kết nối mạng VLAN 10 nhưng Switch 2 lại cấu hình cổng số 2 là kết nối mạng VLAN 10 thì dây kết nối số 4 phải cắm tương ứng với cổng số 1 trên Switch 1 và cổng số 2 trên Switch 2.

Đây mới chỉ 2 là Switch nhưng nếu số lượng VLAN gia tăng thì việc kết nối giữa các mạng VLAN với nhau trở thành 1 bài toán cực khó. Đây là lúc mạng đường Trunk xuất hiện.

ví dụ minh họa kết nối 2 VLAN giữa 2 Switch qua đường Trunk

Đường trunk là một kết nối mạng chuyên dụng được thiết lập giữa các thiết bị mạng, như switch hoặc router, để truyền dữ liệu giữa các mạng con (subnet) hoặc VLANs. Đường trunk cho phép truyền thông qua một đường truyền vật lý duy nhất.

Khi dữ liệu được gửi qua đường trunk, các gói tin dữ liệu sẽ được đóng gói bổ sung thông tin, như “thẻ” (tag) VLAN, để xác định mạng con hoặc VLAN mà gói tin thuộc về. Điều này giúp các thiết bị trên đầu cuối của đường trunk có thể biết cách xử lý dữ liệu và định tuyến chúng đến đúng mạng con hoặc VLAN mục tiêu.

Lệnh Cấu hình Trunk trên Switch

Để cấu hình Trunk trên Switch, tiến hành cấu hình trên giao diện quản lý Switch như sau:

1. Chọn cổng cấu hình Trunking:

configure terminal
interface <tên cổng>

2. Thiết lập cổng là Trunking:

switchport mode trunk

3. Chọn cách đóng gói khung (frame) VLAN:

Đóng gói theo chuẩn IEEE 802.1Q (phổ biến và chuẩn chung):

switchport trunk encapsulation dot1q

Đóng gói theo ISL (được sử dụng ít hơn và thường chỉ dùng trong môi trường Cisco cũ):

switchport trunk encapsulation isl

4. Thiết lập các VLAN được chuyển qua cổng trunk:

switchport trunk allowed vlan <danh sách các VLAN>

5. Thoát khỏi chế độ cấu hình và lưu cấu hình:

end
write memory

Lưu ý rằng tên và cú pháp của các lệnh có thể thay đổi tùy theo loại switch và phiên bản phần mềm. Đảm bảo kiểm tra tài liệu cấu hình hoặc hướng dẫn của nhà sản xuất cụ thể cho thiết bị bạn đang sử dụng để cài đặt đúng cách.