Network là gì? Cách phân loại, cấu tạo và so sánh với Internet

network là gì
network là gì

Network trong môi trường mạng có nghĩa là mạng máy tính. Một Network bao gồm 1 nhóm các Node hoặc thiết bị máy tính kết nối với nhau để trao đổi dữ liệu và tài nguyên. Kết nối mạng giữa các thiết bị này có thể bằng cáp mạng hoặc mạng không dây. Khi kết nối được thiết lập, các giao thức truyền thông như TCP/IP, giao thức truyền mail đơn giản, giao thức truyền siêu văn bản được sử dụng để trao đổi giữa các thiết bị mạng.

Network đầu tiên được tạo ra vào cuối những năm 1960 bởi ARPA và phát triển đến ngày nay. Một Network có thể đơn giản chỉ gồm 2 máy tính kết nối với nhau qua cáp mạng hoặc phức tạp như mạng Internet.

Network hoạt động thế nào?

Các thiết bị trong Network được gọi là thiết bị mạng, chúng sử dụng địa chỉ IP phân giải thành tên máy chủ thông qua hệ thống tên miền máy chủ DNS để liên lạc với nhau qua Internet và trên các mạng máy tính khác.

network hoạt động như thế nào

Các thiết bị trong mạng sẽ tuân theo các giao thức để trao đổi thông tin giữa các thiết bị. Các giao thức này được phát triển bởi nhiều tổ chức khác nhau như: IEEE, Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế và viện tiêu chuẩn quốc gia Hoa Kỳ. Ví dụ như tiêu chuẩn Ethernet thiết lập giao tiếp chung cho mạng có dây và tiêu chuẩn 802.11 chỉ định kết nối mạng cục bộ không dây WLAN.

Một mạng Network phải được thiết kế về mặt vật lý và logic sao cho các thành phần mạng có thể giao tiếp với nhau. Cách bố trị mạng như vậy được gọi là kiến trúc mạng máy tính. Có 2 kiểu kiến trúc mạng máy tính phổ biến nhất:

  • Máy khách – Máy chủ: Kiến trúc này gồm nhiều máy khách hoặc node. Trong đó có 1 node mạng đóng vai trò là máy chủ trung tâm. Các máy khách trong mô hình không chia sẻ tài nguyên mà yêu cầu dữ liệu từ máy chủ trung tâm vì tất cả các tài nguyên đều được ở trên máy chủ (host).
  • Ngang hàng (P2P): Trong kiến trúc này mỗi thiết bị đều hoạt động như máy khách cũng như máy chủ. Tài nguyên của các thiết bị được chia sẻ trên toàn bộ mạng bao gồm bộ nhớ, sức mạnh sử lý. Nhiều doanh nghiệp sử dụng kiến trúc P2P để lưu trữ ứng dụng sử dụng nhiều bộ nhớ.

Một network rõ ràng tính đến dung lượng mạng. Dung lượng của mạng là lưu lượng truy cập mà mạng có thể hỗ trợ tại bất kỳ thời điểm nào. Nó được đo bằng băng thông với đơn vị tính bằng số Bit tối đa trên giây có thể truyền qua một thiết bị mạng.

Các thành phần cốt lõi của một mạng Network

các thành phần quan trọng của mạng network

Để hoạt động, network cần 3 thành phần chính sau: thiết bị mạng, liên kết mạng và giao thức mạng:

  • Thiết bị mạng bao gồm các thiết bị hoặc node vật lý là thiết bị truyền dữ liệu được kết nối. Các thiết bị mạng gồm: modem, Bộ định truyến Router, Máy tính, Máy chủ, Bộ chuyển mạch Switch, tường lửa.
  • Liên kết mạng là phương tiện truyền dẫn giúp kết nối các thiết bị để chúng có thể giao tiếp với nhau. Liên kết mạng có thể là có dây hoặc không dây.
  • Giao thức truyền thông gồm những quy tắc và giao thức mà tất cả các thiết bị trên Network cần phải tuân theo để truyền thông tin. Các giao thức chính gồm TCP/IP. IEEE 802, Ethernet, WLAN,…

Một mạng có thể được chia theo mô hình OSI hoặc mô hình TCP/IP.

Các loại mạng Network

các loại network

Network hay mạng máy tính được chia thành nhiều loại khác nhau dựa trên phạm vi và mục đích kiến tạo của nó. Phổ biến nhất là mạng LAN và mạng WAN:

  • Mạng LAN: là mạng cục bộ kết nối các thiết bị máy tính trong một khu vực nhỏ nhất định như tòa nhà, trường học, bệnh viện,…
  • Mạng WAN: là mạng diện rộng kết nối nhiều mạng LAN với phạm vi kết nối rộng lớn. Internet là mạng WAN lớn nhất hiện nay.

Ngoài 2 mạng chính này, các loại mạng máy tính có thể kể đến như: mạng MAN, mạng PAN, mạng CAN, mạng PON, mạng VPN,… Một mạng Network có thể được chia thành nhiều mạng con khác nhau và được gọi là Subnet.

Các loại cấu trúc liên kết trong mạng

các loại cấu trúc liên kết trong network

Cấu trúc liên kết mạng là cách sắp xếp vật lý và logic của mạng. Có nhiều kiểu cấu trúc liên kết khác nhau. Mỗi kiểu cấu trúc có những ưu và nhược điểm khác nhau. Tùy vào quy mô, nhu cầu mở rộng hay mục đích của doanh nghiệp mà lựa chọn cấu trúc khác nhau:

1. Mạng Hình Sao (Star Topology):

  • Mạng hình sao được xây dựng xung quanh một nút trung tâm hoặc trạm trung tâm (hub/switch).
  • Tất cả các thiết bị khác (nút hoặc máy tính) kết nối trực tiếp đến trung tâm.
  • Loại mạng này dễ quản lý, dễ cấu hình và dễ nâng cấp. Tuy nhiên, nếu nút trung tâm gặp sự cố, toàn bộ mạng có thể bị ảnh hưởng.

2. Mạng Bus (Bus Topology):

  • Trong mạng bus, tất cả các nút được kết nối với một dây cáp chung (bus) mà thông tin truyền đi qua.
  • Một máy tính gửi dữ liệu trên dây cáp, và tất cả các máy tính khác trên mạng nhận dữ liệu đó. Chỉ máy tính mục tiêu mới thực hiện việc xử lý thông điệp.
  • Mạng bus đơn giản và giá rẻ, nhưng có thể dẫn đến xung đột và khó khắc phục khi có lỗi.

3. Mạng Vòng (Ring Topology):

  • Mạng vòng là một hệ thống mà các nút được kết nối thành một vòng đóng.
  • Dữ liệu di chuyển theo hình vòng từ nút này đến nút khác theo chiều ngược chiều kim đồng hồ hoặc chiều kim đồng hồ.
  • Mạng vòng ít được sử dụng ngày nay vì khi một nút gặp lỗi, toàn bộ vòng có thể bị ngắt kết nối.

4. Mạng Mesh (Mesh Topology):

  • Trong mạng mesh, mọi nút được kết nối với mọi nút khác trong mạng.
  • Loại mạng này cung cấp độ tin cậy cao và khả năng phục hồi sau lỗi, vì có nhiều đường dẫn trung gian cho dữ liệu.
  • Tuy nhiên, mạng mesh đòi hỏi nhiều cáp và phí cài đặt lớn, do đó thường được sử dụng trong các môi trường yêu cầu độ tin cậy cao như mạng máy tính của các tổ chức lớn hoặc hệ thống quan trọng.

Network mang lại rất nhiều lợi ích, mọi tổ chức với quy mô lớn nhỏ đều có thể tận dụng Network để chia sẻ tài nguyên, xây dựng kết nối giữa các máy tính. Mong rằng qua bài viết này bạn đã hiểu rõ hơn về Network trong mạng máy tính có nghĩa là gì?

Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết!