Máy chủ (Server)
Server (máy chủ) là một thiết bị hoặc chương trình máy tính chuyên dụng được sử dụng để cung cấp dịch vụ, tài nguyên, hoặc lưu trữ dữ liệu cho các thiết bị khác, được gọi là máy khách (client). Máy chủ có khả năng đáp ứng các yêu cầu từ máy khách thông qua giao thức mạng, thường là qua mạng Internet.
Máy chủ có thể cung cấp nhiều chức năng khác nhau được gọi là dịch vụ. Các dịch vụ này bao gồm chia sẻ dữ liệu hoặc tài nguyên giữa nhiều khách hàng hoặc thực hiện tính toán cho một khách hàng. Nhiều máy khách có thể được phục vụ bởi một máy chủ và một máy khách có thể sử dụng nhiều máy chủ.
Sự phát triển của Server
Một máy tính có thể cung cấp tài và sử dụng tài nguyên từ máy tính khác. Điều này có nghĩa là một thiết bị có thể hoạt động như máy chủ và máy khách cùng lúc.
Các server đầu tiên là các máy tính lớn hoặc máy tính Mini (nhỏ hơn nhiều với máy tính lớn nên có tên mini). Nhưng khi công nghệ phát triển, các máy chủ trở nên lớn hơn nhiều so với máy tính để bàn nên cái tên máy tính Mini nghe không hợp lý cho lắm.
Ban đầu, các máy chủ như máy tính như vậy kết nối với các máy khách (được gọi là thiết bị đầu cuối) nhưng chúng không thực hiện tính toán nào. Các thiết bị đầu cuối này, được gọi là thiết bị đầu cuối câm, chỉ dùng để nhập đầu vào thông qua bàn phím hoặc đầu lọc thẻ và hiển thị kết quả tính toán trên màn hình. Việc tính toán thực tế đã được thực trên máy chủ.
Sau này, các máy server là những máy tính đơn lẽ với hiệu suất mạnh mẽ được kết nối qua mạng với một tập hợp các máy khách (các máy khách thường có hiệu suất bình thường). Kiến thúc mạng này thường được gọi là mô hình máy khách – máy chủ. Trong đó, cả máy khách và máy chủ đều thực hiện tính toán nhưng các nhiệm vụ nhất định được giao cho máy chủ.
Trong các mô hình điện toán trước đây như mô hình thiết bị đầu cuối máy tính lớn, máy tính lớn đảm nhiệm hoạt động như một Server mặc dù nó không được gọi bằng tên đó.
Công nghệ phát triển mạnh mẽ, định nghĩa về máy chủ cũng phát triển theo. Ngày nay, Server có thể là phần mềm chạy trên một hoặc nhiều thiết bị máy tính vật lý. Những máy chủ như này thường được gọi là máy chủ ảo (VPS). Ban đầu, VPS được sử dụng để tăng số lượng chức năng của máy chủ mà một máy chủ vật lý có thể thực hiện. Ngày nay, máy chủ ảo thường được điều hành bởi bên thứ ba trên phần cứng trên Internet theo cách sắp xếp được gọi là điện toán đám mây.
Cách thức hoạt động của Server
Để hoạt động như máy chủ, thiết bị cần phải được cấu hình để lắng nghe các yêu cầu từ máy khách trên kết nối mạng. Cấu hình bao gồm thiết lập các thông số mạng, phân quyền truy cập, và cài đặt phần mềm cần thiết cho dịch vụ cụ thể.
Máy chủ luôn lắng nghe trên một cổng mạng cụ thể, chờ đợi các yêu cầu từ máy khách. Máy chủ sẽ lắng nghe trên một số cổng khác nhau tùy thuộc vào dịch vụ mà nó cung cấp (ví dụ: cổng 80 cho dịch vụ web HTTP).
Khi máy khách yêu cầu dữ liệu hoặc chức năng từ máy chủ, chúng sẽ gửi yêu cầu qua mạng. Khi máy chủ nhận được yêu cầu này, sẽ phản hồi với thông tin thích hợp. Máy chủ sẽ tạo ra một phản hồi chứa thông tin hoặc tài nguyên được yêu cầu và gửi lại cho máy khách thông qua kết nối mạng. Đây là mô hình yêu cầu và phản hồi mạng máy khách – máy chủ.
Máy chủ thường sẽ thực hiện nhiều tác vụ bổ sung như một phần của một yêu cầu và phản hồi, bao gồm xác minh danh tính của người yêu cầu, đảm bảo rằng khách hàng có quyền truy cập vào dữ liệu hoặc tài nguyên được yêu cầu cũng như định dạng chính xác hoặc trả về phản hồi được yêu cầu trong thời gian dự kiến.
Máy chủ có thể duy trì kết nối với máy khách (như trong trường hợp của các ứng dụng trò chơi trực tuyến hoặc trò chuyện) hoặc đóng kết nối sau khi hoàn thành yêu cầu. Điều này phụ thuộc vào loại dịch vụ mà máy chủ cung cấp.
Các thành phần của máy chủ Server
Một máy chủ Server sẽ có những thành phần chính sau:
- Phần cứng: Bao gồm Bộ xử lý trung tâm (CPU), RAM, thiết bị lưu trữ , giao diện mạng và khung máy chủ của máy chủ chuyên dụng đều được bao gồm trong phần này.
- Hệ điều hành máy chủ: Hệ điều hành (HĐH) này được tạo ra với một loại môi trường máy khách / máy chủ cụ thể. Chẳng hạn như hệ điều hành máy chủ Linux.
- Kết nối mạng: mạng LAN, mạng WAN hoặc internet, các chương trình máy chủ kết nối với kiến trúc mạng và giao tiếp với các thiết bị khách. Để cung cấp khả năng dự phòng và phù hợp với nhiều thiết lập mạng khác nhau, một số dạng máy chủ nhất định có chứa một số giao diện mạng.
- Công cụ quản lý và giám sát: Các công cụ quản lý từ xa và giám sát hiệu suất thường được đi kèm với máy chủ.
- Phần mềm máy chủ: Phần mềm máy chủ này hỗ trợ một trường hợp sử dụng cụ thể. Phần mềm dành cho máy chủ email, máy chủ web và máy chủ cơ sở dữ liệu là một vài ví dụ.
- Tính năng sẵn sàng cao: Khả năng sẵn sàng cao (HA) được đưa vào một số máy chủ để giảm thời gian ngừng hoạt động và đảm bảo hoạt động liên tục. Điều này liên quan đến việc có quyền truy cập vào nhiều hệ thống lưu trữ, nguồn điện dự phòng và giao diện mạng cũng như các công cụ quản lý cấu hình cho phép chuyển đổi dự phòng và cân bằng tải tự động.
Các loại máy chủ Server
Có nhiều loại máy chủ (server) phục vụ cho các mục đích và dịch vụ khác nhau trong môi trường mạng và công nghệ thông tin. Dưới đây là một số loại máy chủ phổ biến:
- Máy chủ Web (Web Server): Dùng để lưu trữ và phục vụ trang web và ứng dụng web. Apache, Nginx và Microsoft Internet Information Services (IIS) là các ví dụ phổ biến.
- Máy chủ Email (Email Server): Quản lý việc gửi và nhận email. Ví dụ bao gồm Microsoft Exchange Server, Postfix và Sendmail.
- Máy chủ cơ sở dữ liệu (Database Server): Dùng để lưu trữ và quản lý cơ sở dữ liệu. Ví dụ bao gồm MySQL, PostgreSQL, Microsoft SQL Server và Oracle Database.
- Máy chủ DNS (Domain Name System Server): Chuyển đổi tên miền thành địa chỉ IP và quản lý các bản ghi DNS. BIND và Microsoft DNS Server là các ví dụ.
- Máy chủ Proxy (Proxy Server): Được sử dụng để trung gian và kiểm soát lưu lượng mạng giữa máy khách và máy chủ khác. Squid là một máy chủ proxy phổ biến.
- Máy chủ ứng dụng (Application Server): Cung cấp môi trường để chạy ứng dụng doanh nghiệp và cung cấp các dịch vụ ứng dụng. Ví dụ bao gồm Apache Tomcat (cho ứng dụng Java) và Microsoft .NET Framework.
- Máy chủ tệp (File Server): Dùng để lưu trữ và quản lý tệp và thư mục, cho phép người dùng chia sẻ tệp và dữ liệu. Samba (cho môi trường Windows) và NFS (Network File System) là các ví dụ.
- Máy chủ trò chơi (Game Server): Sử dụng để cung cấp trò chơi trực tuyến đa người chơi. Ví dụ bao gồm máy chủ Minecraft, máy chủ Counter-Strike, và máy chủ World of Warcraft.
- Máy chủ ảo (Virtual Server): Máy chủ ảo chạy nhiều máy chủ ảo độc lập trên cùng một máy chủ vật lý. Ví dụ bao gồm VMware vSphere và Microsoft Hyper-V.
- Máy chủ đám mây (Cloud Server): Máy chủ đám mây là các máy chủ ảo được cung cấp bởi nhà cung cấp dịch vụ đám mây như Amazon Web Services (AWS), Microsoft Azure và Google Cloud.
- Máy chủ FTP (File Transfer Protocol Server): Cho phép người dùng tải lên và tải xuống tệp qua giao thức FTP. ProFTPD và FileZilla Server là các ví dụ.
- Máy chủ Terminal (Terminal Server): Cho phép người dùng từ xa kết nối và làm việc trên máy chủ. Microsoft Remote Desktop Services là một ví dụ.
- Máy chủ VPN (Virtual Private Network Server): Tạo mạng riêng ảo cho người dùng từ xa kết nối một cách an toàn. OpenVPN và Cisco AnyConnect là các ví dụ.
- Máy chủ chia sẻ trò chơi (Game Sharing Server): Dùng để chia sẻ trò chơi và tải xuống trò chơi kỹ thuật số. Steam và Origin là các ví dụ.
Những loại máy chủ này có sự đa dạng trong mục tiêu và chức năng của chúng, phụ thuộc vào nhu cầu cụ thể của tổ chức hoặc cá nhân.
Các loại dịch vụ liên quan đến Server
Có nhiều dịch vụ liên quan đến máy chủ được cung cấp để đáp ứng nhu cầu của người dùng và tổ chức trên mạng. Dưới đây là một số dịch vụ chính liên quan đến máy chủ:
- Dịch vụ Web Hosting: Cung cấp không gian lưu trữ và hạ tầng cần thiết để lưu trữ trang web và ứng dụng web trên Internet. Các nhà cung cấp web hosting như Bluehost, HostGator và SiteGround cung cấp dịch vụ này.
- Dịch vụ máy chủ Email: Cung cấp hệ thống email doanh nghiệp, bao gồm quản lý email, lưu trữ email và tích hợp với các ứng dụng email. Ví dụ bao gồm Microsoft 365 và Google Workspace.
- Dịch vụ đám mây (Cloud Services): Các dịch vụ đám mây như Amazon Web Services (AWS), Microsoft Azure và Google Cloud cung cấp các máy chủ ảo và các dịch vụ liên quan như lưu trữ đám mây, tích hợp dữ liệu và tính toán đám mây.
- Dịch vụ VPS (Virtual Server Services): Cung cấp máy chủ ảo cho cá nhân và doanh nghiệp. Linode, DigitalOcean và AWS Lightsail là các ví dụ.
- Dịch vụ quản lý máy chủ (Server Management Services): Cung cấp quản lý máy chủ, bảo trì, cài đặt và hỗ trợ kỹ thuật cho máy chủ của bạn. Các công ty quản lý máy chủ như Rackspace cung cấp dịch vụ này.