Những lưu ý khi lựa chọn Bộ lưu điện UPS
Trong các doanh nghiệp hiện nay, không kể là doanh nghiệp vừa hay nhỏ đều cần cho mình một thiết bị UPS để luôn đảm bảo sự an toàn và ổn định cho các thiết bị điện trong văn phòng khi có sự cố về dòng điện xuất hiện. Thế nhưng, để có thể lựa chọn một sản phẩm bộ lưu điện UPS chất lượng, đúng theo nhu cầu mà cũng đảm bảo tiết kiệm về mặt giá thành chi phí thì không phải ai cũng có thể làm được. Viễn Thông Xanh sẽ chia sẻ một số những lưu ý và tiêu chí trong việc lựa chọn UPS để các bạn có thể tham khảo và biết đâu một ngày nào đó, đây lại là những kiến thức hữu dụng cho bạn.
Lưu ý thứ nhất: Lưu ý trong việc thiết kế hệ thống
Khi thiết kế một hệ thống UPS, bạn nên cân nhắc đến các yếu tố sau.
-Hệ thống điện sử dụng: 1 pha hay 3 pha
-Vị trí & Không gian lắp đặt
-Công suất tiêu thụ
-Tính sẵn sàng và thời gian.
-Khả năng mở rộng
-Hệ thống phân phối nguồn
-Khả năng quản lý
-Vận hành và Bảo trì
-Ngân sách
Hiện tại có 3 loại cấu hình về thời gian dự phòng được sử dụng phổ biến nhất hiện nay bao gồm có:
-Hệ thống UPS với thời gian dự phòng 10 đến 15 phút và không có máy phát điện. Với cấu hình này, bạn sẽ đươc bảo vệ khỏi 90% đến 95% các sự cố về nguồn điện. Bạn có thể tắt nguồn của các thiết bị hoặc hệ thống một cách từ từ để bảo vệ các dữ liệu hoặc có thể duy trì hệ thống tiếp tục vận hành cho đến một thời điểm phù hợp.
-Hệ thống UPS với thời gian dự phòng 10 đến 15 phút và có máy phát điện. Cấu hình này sẽ giúp bảo vệ hệ thống của bạn khỏi phần lớn các rủi ro khi có sự cố đối với nguồn điện do hầu hết các máy phát điện chỉ cần từ 1 phút đến tối đa 5 phút để khởi động.
-Hệ thống UPS có dự phòng và có máy phát điện cùng với 02 nguồn cấp điện cho các máy chủ dạng dual-corded. Nếu bạn muốn hạn chế đến mức tối đa các tổn thất gây ra do các sự cố về nguồn điện và bạn có một ngân sách tương đối dư giả, đây chính là cấu hình mà bạn nên tham khảo.
Ngoài ra, chúng ta cũng cần phải lưu ý một số yếu tố như:
-Kiểm tra xem nếu có một nguồn cung cấp điện phù hợp gần vị trí lắp đặt UPS.
-Tìm hiểu kích thước của UPS và các tủ ắc quy đi kèm.
-Lắp đặt các UPS công suất nhỏ phía sau các UPS công suất lớn hơn.
-Nên sử dụng UPS cùng với máy phát điện.
– Đảm bảo thiết bị UPS phù hợp với các quy chuẩn của địa phương (nếu có).
-Kiểm tra hệ thống sàn (nền nhà) đủ chắc chắn để chịu được tải trọng của UPS và tủ ắc quy.
-Đảm bảo có một hệ thống thông gió đầy đủ tại vị trí đặt UPS.
-Ổ cắm trên tường phải phù hợp để cấp điện vào UPS.
-Đảm bảo UPS có thể được lắp đặt dễ dàng ở vị trí đã xác định.
-Đảm UPS phù hợp với ổ cắm và công suất yêu cầu của bạn, hoặc yêu cầu kỹ sư điện thực hiện việc kết nối trực tiếp.
Lưu ý thứ 2: Xác định rõ hệ thống thiết bị để lựa chọn UPS
Sử dụng một UPS đơn, công suất lớn sẽ tốt hơn hay Sử dụng nhiều các UPS công suất nhỏ sẽ phù hợp hơn? Trên thực tế, câu trả lời còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Trong một hệ thống UPS dạng phân tán (tham khảo Hình 2), các thiết bị UPS sẽ được dùng để cung cấp giải pháp bảo vệ nguồn cho một loạt các thiết bị hoặc có thể chỉ cho một thiết bị duy nhất. Hệ thống UPS dạng phân tán thường sử dụng các kết nối dạng cắm và chạy (plug & play) với công suất thường nhỏ hơn hoặc bằng 6 kVA. Trong khi đó, đối với một hệ thống UPS kiểu tập trung (tham khảo Hình 1), một thiết bị UPS công suất lớn sẽ được sử dụng để cung cấp việc bảo vệ nguồn cho toàn bộ các thiết bị. Hệ thống UPS kiểu tập trung thường được kết nối trực tiếp vào bảng điện.
Viễn Thông Xanh sẽ đưa ra bảng so sánh giữa 2 dạng phân tán và tập trung để các bạn có thể cân nhắc xem lựa chọn loại nào phù hợp nhất với mô hình của mình.
UPS dạng tập trung
Ưu điểm | Nhược điểm |
Về cơ bản, hệ thống UPS kiểu này sẽ có tuổi thọ hoạt động và thời gian phục vụ dài hơn.
|
Một hệ thống UPS kiểu tập trung cũng giống như gom hết trứng vào một rổ. Tuy nhiên, bạn có thể khắc phục mối lo ngại này với các thiết kế UPS N + 1 hoặc N + X để dự phòng.
|
Một UPS đơn và công suất lớn sẽ thuận tiện hơn rất nhiều trong việc giám sát, bảo dưỡng và bảo trì so
với một hệ thống gồm nhiều các UPS công suất nhỏ.
|
Thiết bị UPS có thể không gần với thiết bị mà nó sẽ bảo vệ và đôi khi một bảng phân phối điện có thể là
không đủ để cung cấp cho tất cả các thiết bị cần bảo vệ.
|
UPS trong hệ thống kiểu tập trung thường là loại ba pha và/hoặc 208V, 400V hay 480V và do đó, thường có hiệu quả hoạt động cao hơn và chi phí vận hành thấp hơn.
|
Không có không gian để lắp đặt các thiết bị UPS công suất lớn.
|
Thiết bị UPS thường được bố trí tại một khu vực riêng. Từ đó, giảm thiểu các rủi ro bị hỏng hóc bởi các yếu tố va chạm hay các can thiệp vô tình hoặc cố tình.
|
Hệ thống UPS kiểu tập trung thường yêu cầu có kỹ thuật viên dịch vụ được đào tạo hoặc kỹ sư điện để bảo dưỡng, bảo trì hoặc lắp đặt.
|
Thiết bị UPS được lắp đặt ở nơi có hệ thống làm mát được kiểm soát chặt chẽ. Trong thực tế, yếu tố nhiệt luôn là tác nhân gây ảnh hưởng trực tiếp đến tuổi thọ và chất lượng hoạt động của hệ thống ắc quy bên trong một UPS
|
Hệ thống UPS kiểu tập trung thường có chi phí lắp đặt và đi dây tốn kém hơn.
|
Mặc dù việc thay thế ắc quy cần phải được thực hiện bởi các nhân viên đã được đào tạo, nhưng thực tế bạn chỉ phải lo lắng về một UPS duy nhất. Trong khi đó, một hệ thống UPS dạng phân tán có thể bao gồm nhiều loại UPS khác nhau dẫn đến các yêu cầu về những loại ắc quy khác nhau. Thời gian và chi phí cần có để thay thế ắc quy cho một hệ thống từ 5 đến
20 UPS chắc chắn là một yếu tố cần phải cân nhắc nhiều
|
Hệ thống UPS dạng phân tán
Ưu điểm | Nhược điểm |
Không cần đi lại dây và có thể sử dụng ổ cắm tường hiện có. Dễ dàng cài đặt, phần lớn UPS đựơc thiết kế theo kiểu cắm & chạy (plug & play). Có thể tái triển khai dễ dàng khi cần di chuyển hoặc sắp xếp lại hệ thống CNTT.
|
Nếu tòa nhà có sử dụng máy phát điện thì các loại UPS sử dụng công nghệ Standby hoặc Line-Interactive có thể không có tác dụng khi máy phát điện đang hoạt động.
|
Chi phí đầu tư và lắp đặt thấp. Phù hợp với ngân sách mua sắm thông thường mà không cần phải xin phê duyệt một khoản ngân sách chi tiêu lớn. Có thể không cần chi phí thêm cho các Nhà thầu lắp đặt hệ thống điện.
|
Không có sự hiện diện của ổ cắm tại vị trí lắp đặt UPS hoặc không có không gian để bố trí UPS.
|
Bạn chưa hình dung được công ty của bạn sẽ phát triển như thế nào trong tương lai và không muốn bị phụ thuộc hoàn toàn vào một UPS cụ thể.
|
Bạn không muốn phải theo dõi hoặc quản lý hoạt động của một số lượng lớn các UPS. Một hệ thống UPS dạng phân tán thường yêu cầu nhiều thời gian và sự quan tâm lớn hơn để đảm bảo việc thay thế ắc quy cũng như bảo trì.
|
Các thiết bị UPS hiện tại của bạn tuy nhỏ nhưng vẫn còn khá mới và bạn không muốn loại bỏ chúng
|
Bạn có nhu cầu sử dụng một UPS đơn có thể được tắt bằng cách tắt nguồn khẩn cấp. Ngoài ra, một hệ thống UPS dạng phân tán có thể không cung cấp được tính năng dự phòng và một số các tính năng khác vốn chỉ có thể được thực hiện bởi các UPS công suất lớn trong hệ thống UPS kiểu tập trung.
|
Việc tinh chỉnh nguồn điện được thực hiện ngay tại thiết bị sử dụng, giúp giảm thiểu mọi xung, nhiễu điện vốn có thể phát sinh khi sử dụng hệ thống dây phân phối của một hệ thống UPS kiểu tập trung.
|
Việc bổ sung thêm hệ thống dự phòng, mở rộng thời gian dự phòng hay trang bị thêm hệ thống Bypass cho nhiều UPS để phục vụ cho hoạt động bảo trì có thể tốn kém nhiều chi phí.
|
Các loại thiết bị cũng như ứng dụng đa dạng trong một tòa nhà có
thể có các yêu cầu khác nhau về mức độ bảo vệ nguồn và chức năng. Ví dụ: thời gian cung cấp điện dự phòng có thể được cấu hình cho từng ứng dụng cụ thể, loại bỏ nhu cầu bổ sung thêm các mô-đun ắc quy cho các thiết bị ít quan trọng hơn.
|
Số lượng báo động / cảnh báo bằng âm thanh từ quá nhiều thiết
bị UPS có thể gây ra những khó chịu nhất định.
|
Lưu ý thứ 3: Xác định loại bộ lưu điện UPS có công suất phù hợp
Có 2 cách để có thể xác định công suất UPS phù hợp cho hệ thống của mình
Cách thứ nhất: Phương pháp tự tính
Bước 1. Liệt kê toàn bộ các thiết bị cần được bảo vệ bởi UPS (bao gồm cả các thiết bị như màn hình, các ổ cứng gắn ngoài và các thiết bị như Switch hay Router…)
Bước 2. Liệt kê các thông số Amps & Volts của mỗi thiết bị. Các thông số này thường được thể hiện trên các tem nhãn dán ở mặt sau của thiết bị. Nhân Amps với Volts để có thông số VoltAmps (VA). Một số loại thiết bị có thể hiển thị công suất tiêu thụ dưới dạng Watts, trong trường hợp đó, việc lấy Watts chia cho hệ số công suất của thiết bị sẽ giúp ta tính được thông số VoltAmps (VA) tương ứng. Thông thường, hệ số công suất của các loại server sẽ là 0.9.
Bước 3. Nhân thông số VA với số lượng thiết bị để có được Tổng công suất cho mỗi nhóm thiết bị.
Bước 4. Cộng tổng công suất của mỗi nhóm thiết bị với nhau để có được Tổng công suất cuối cùng.
Bước 5. Nhân Tổng công suất cuối cùng với tỷ lệ 1.2 để có được Tổng công suất cuối cùng có dự phòng cho việc mở rộng trong tương lai.
Bước 6. Sử dụng kết quả của bước 5 để xác định loại UPS phù hợp. Khi lựa chọn UPS, phải đảm bảo Tổng công suất (VA) của thiết bị cần được bảo vệ không được vượt quá Công suất (VA) của thiết bị UPS.
Bảng tính công suất UPS: Bảng tính công suất UPS
Cách thứ hai: Tham khảo ý kiến của các chuyên gia
Đây có lẽ là phương pháp đơn giản, và chính xác hơn so với phương pháp đã nên ở trên. Thay vì phải phải tự ngồi cân đo đong đếm (nhiều khi còn thiếu chính xác) thì các bạn có thể liên hệ trực tiếp với Hotline của Viễn Thông Xanh. Với đội ngũ kỹ thuật viên dày dặn kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết bị điện và đặc biệt là bộ lưu điện, VTX sẽ mang tới cho người dùng những giải pháp UPS hiện quả nhất, đảm bảo được tính an toàn cho các thiết bị đầu cuối cũng như tiết kiệm được về mặt chi phí cho người dùng.
Vậy mua UPS chính hãng ở đâu tại Hà Nội?
Hiện tại Viễn Thông Xanh là một trong những đơn vị chuyên phân phối các sản phẩm UPS chính hãng tại Việt Nam hiện nay của các thương hiệu như: APC, Makelsan, Protec,… Tất cả các sản phẩm của VTX đều có đầy đủ CO, CQ hỗ trợ các dự án trong nước, đáp ứng tốt các yêu cầu nghiêm ngặt của hệ thống, hạ tầng cơ sở. Liên hệ ngay với Viễn Thông Xanh để được tư vấn và hỗ trợ một cách nhanh chóng và tiện lợi nhất.