Hôm nay chúng ta sẽ bàn luận về Switch một thiết bị khá quen thuộc trong hệ thống mạng của gia đình chúng ta cũng như những hệ thống mạng lớn trong công việc , các dự án mạng lớn.
Có rất nhiều Switch trông sẽ rất giống nhau , vì vậy mình sẽ giả sử chúng thực hiện chính xác các chức năng khác nhau , điều này thực sự trong thực tế thì cũng không thường xảy ra và chúng sẽ hoạt động rất khác nhau nhưng nói chung tất cả các switch sẽ thuộc một trong 2 loại Managed và Unmanaged ở đây hiểu đơn giản là một loại sẽ được quản lý còn loại kia thì không.
Nên trong bài viết này mình sẽ giải thích một số điểm khác biệt giữa 2 loại này và chúng ta cùng đi vào tìm hiểu nào !
Switch là cái gì ?
Khi bạn không quá quen thuộc với khái niệm Switch ( Bộ chuyển mạch) thì hãy để mình giải thích cho bạn hiểu , chúng ta có thể hiểu đơn giản switch là một phần cứng trong thiết bị mạng cho phép bạn kết nối nhiều thiết bị với nhau trong mạng LAN ( mạng cục bộ ) trong đó mạng gia đình mà bạn sử dụng được gói gọn lại và được gọi là gói tin, switch sẽ giúp truyền các gói tin từ thiết bị cắm vào nó đến các thiết bị khác trong mạng Lan
Có lẽ để dễ hiểu hơn ta sẽ có một ví dụ sau đây:
ví dụ trong văn phòng của bạn có 5 máy tính cần cần giao tiếp và chia sẻ dữ liệu và các tệp khác với nhau , vậy thì chúng sẽ cần có một bộ chuyển mạch tại chỗ mà cả 5 máy tính được kết nối vào , điều này cho phép tất cả các máy tính được kết nối qua bộ chuyển mạch có thể giao tiếp với nhau hoặc chia sẻ các tệp dữ liệu cho nhau.đó chính là Switch
Tùy thuộc vào độ lớn của doanh nghiệp cũng như số thiết bị cần kết nối với mạng của họ thì sẽ xác định được số lượng của bộ chuyển mạch họ cần dùng , một số bộ chuyển mạch sẽ có ít nhất là 4 cổng ethernet và tối đa là 48 cổng. Bạn có thể tham khảo các sp switch chia mạng tại đây: https://vienthongxanh.vn/danh-muc/thiet-bi-mang/switch-chia-mang/
Hãy nhớ một điều rằng khi sử dụng switch chúng ta không chỉ để kết nối để chia sẻ dữ liệu mà chúng ta còn có thể cắm một số điểm truy cập không dây để tăng phạm vi phủ sóng wifi.
Sau đây hãy cùng tìm hiểu sự khác nhau giữa switch quản lý và switch không quản lý nhé!
Unmanaged Switches – Switch không quản lý
Và giờ trước khi chúng ta chuyển sang tìm hiểu các thiết bị chuyển mạch được quản lý thì trước tiên chúng ta sẽ nói về thiết bị chuyển mạch không được quản lý vì chúng ít phức tạp hơn và dễ cài đặt và sử dụng hơn. Các unmanaged swtiches thì chúng ta không phải thiết lập trước hay quá hiểu về cách nó hoạt động như thế nào chỉ cần cắm vào là hoạt động , những thiết bị như thế được gọi là thiết bị plug and play.
Tất cả những gì bạn cần làm là cấp điện và cắm nó vào thiết bị của bạn và bắt đầu kết nối , bạn không cần phải quản lý hay thiết lập gì cho thiết bị chuyển mạch này, vì cấu hình của nó đã được cố định và được thiết lập bởi nhà sản xuất mà bạn hay mình cũng không thể thay đổi.
Loại switch này thường được sự dụng trong hệ thống mạng nhỏ , nơi mà mọi người dùng đều hài lòng sử dụng với cấu hình mạng được cài đặt trước mà không phải để tâm tới việc thiết lập nó ra sao hay quản lý nó như thế nào.
Ví dụ đơn giản như các thiết bị chuyển mạch bạn dùng trong gia đình bạn sẽ là loại này , nó sẽ không được quản lý vì cấu hình của nó đã được xác định trước và nó khá tiện và mọi người trong gia đình bạn cảm thấy hài lòng khi sử dụng thiết bị qua ethernet thay vì wifi thường thì không được đáng tin cây về độ bảo mật cho lắm.
Managed Switches – Switch quản lý
Khi chúng ta đã nói qua về thiết bị chuyển mạch không được quản lý thì đến với thiết bị được quản lý thì cũng đơn giản thôi , nó có đầy đủ các chức năng như thiết bị không được quản lý nhưng với một vài tính năng bổ sung mà chúng cho phép bạn quản lý và giám sát mạng của mình một cách chi tiết hơn, cho phép bạn kiểm soát tốt hơn nhiều đối với tất cả lưu lượng mạng mà chúng cung cấp cho bạn rất nhiều quyền kiểm soát..
Ví dụ như khả năng cài đặt lại cấu hình và quản lý mạng gia đình của bạn tốt hơn theo các cách khác nhau ,các managed switches thường sẽ có bảng điều khiển từ xa có thể truy cập thông qua các dòng lệnh thậm chí là thông qua giao diện web , điều này cho phép bạn giảm sát mạng cũng như thực hiện các thay đổi mà không cần phải tìm tới vị trí mà đặt nó để kiểm tra và tác động vào.
Sự khác biệt giữa Unmanaged Switches và Managed Switches
Giờ chúng ta đã biết được Unmanaged Switches là thiết bị cắm và chạy đơn giản trong khi Managed Switches lại yêu cầu một số thiết lập nhưng tất nhiên chúng đi kèm với một loạt tính năng bổ sung giúp bạn kiểm soát tốt hơn với toàn bộ hệ thống mạng của mình.
Đầu tiên là Giao thức quản lý mạng đơn giản ( simple network management protocol ) hoặc đây chắc chắn là giao thức mạng được sử dụng phổ biến và được coi là tiêu chuẩn để giảm sát cấu hình mạng , nó cho phép giám sát trạng thái và hiệu suất của mạng mà không cần thực sự phải chạm vào trực tiếp thiết bị. Mọi vấn đề đều có thể xác định và khắc phục từ xa thông qua SNMP ( giao thức tầng ứng dụng ).
Vlans (virtual local area networks) có thể sử dụng để nhóm các thiết bị lại với nhau thông qua mạng ảo , điều này cho phép bạn áp dụng bảo mật bổ sung cho một nhóm thiết bị cụ thể và thậm chí là có thể giảm lưu lượng mạng không cần thiết.
Ví dụ đơn giản trong hệ thống mạng gia đình của mình , bạn có thể chọn đặt máy tính chơi game của mình trong một vlan riêng biệt với một Tivi kết nối mạng , Vlan sẽ cho phép lưu lượng truyền trực tuyến không ảnh hưởng đến kết nối internet của máy tính để bạn có được hiệu suất tổng thể tốt hơn khi sử dụng máy tính của mình.
QoS ( Quality of Service ) đây là một tính năng nữa hữu ích trên thiết bị chuyển mạch được quản lý , vì nó cho phép bạn ưu tiên các lưu lượng mạng khác nhau và đồng thời quản lý băng thông khả dụng.
thiết bị chuyển mạch được quản lý cho phép tạo ra các quy tắc để các thiết bị nhất định sẽ được ưu tiên băng thông trước khi băng thông còn lại được cung cấp cho các thiết bị khác đang triển khai QoS trên một cặp thiết bị thường xuyên truyền dữ liệu qua cho nhau.
Port Mirroring đây cũng là một phương pháp sao chép và gửi gói mạng truyền tin như là đầu vào từ một cổng tới một cổng giám sát trên managed switches điều này cho phép bạn chuẩn đoán bất kỳ sự cố mạng nào có thể phát sinh.
Redundancy đây là một phương pháp cung cấp truy cập mạng ngay cả trong trường hợp sự cố , nó đóng vai trò như một cơ chế dự phòng chỉ cho phép bạn chuyển dữ liệu sang phía dự phòng của managed switches và nằm ở đó đợi cho đén khi nó thực sự cần thiết sử dụng.
Ngoài ra nó cũng được sử dụng để lấy một bản sao của cấu hình switch của bạn điều này mang đến lợi ích khi bạn mua một bộ chuyển mạch mới trong tương lai hoặc thay thế bộ bị lỗi, đây là một tính năng cực kì hữu ích cho các doanh nghiệp để không trì trệ quãng thời gian làm việc của họ.
Các loại Managed Switches
Về Bộ chuyển mạch được quản lý thì nó có thêm một loại là loại ít tính năng hơn và ít tùy chọn cầu hình hơn so với một bộ chuyển mạch được quản lý đầy đủ nhưng giá cả thì phải chăng hơn so với một bộ chuyển mạch đầy đủ.
Một bộ chuyển mạch quản lý đầy đủ thực tế nó đắt hơn và với rất nhiều tính năng mà bạn có thể không sử dụng tới vậy nên chọn một bộ managed switches thông minh ít chức năng hơn có lẽ sẽ là lựa chọn tốt hơn cho bạn và gia đình của bạn khi sử dụng.
Vậy bộ chuyển mạch nào tốt hơn ?
Có lẽ đây là câu hỏi mà câu trả lời sẽ là với tùy từng trường hợp với những hệ thống mạng gia đình mà bạn có thể hài lòng và không bận tâm quá nhiều đến việc kiểm soát và cảm thấy hài lòng với chế độ hoạt động plug and play đơn giản thì unmanaged switches là sự lựa chọn đúng đắn dành cho bạn.
Còn với các doanh nghiệp lớn tất cả đều phải được kiểm soát tối đa thì chắc chắn managed switches sẽ làm hài lòng các doanh nghiệp với nhiều tính năng mạnh mẽ hơn.
Nếu như bạn có bất kỳ thắc mắc nào vui lòng comment bên dưới hoặc liên hệ với Viễn Thông Xanh để được hỗ trợ tư vấn cho hệ thống mạng của mình, xin cảm ơn!
Xem thêm bài viết:
Phân biệt Switch quản lý và không quản lý
Chọn Switch 100G cho Edge Switch
Lựa chọn Switch quản lý hay không quản lý cho mạng gia đình