Hệ thống Camera IP đang ngày càng phát triển và thay thế các hệ thống camera truyền thống. Đơn giản bởi vì chất lượng hình ảnh và các tính năng của hệ thống giám sát này vượt trội hơn.
Hôm nay, mình sẽ giới thiệu bạn cách chọn Switch PoE dùng cho hệ thống camera IP. Đây là giải pháp để khiến giúp bạn không cần phải đau đầu vì vấn đề cấp nguồn cho camera nữa.
Tại sao lại sử dụng Switch PoE cho hệ thống camera IP?
Một hệ thống camera IP đơn giản hiện nay cũng có số lượng thiết bị camera từ 15 đến 20 thiết bị. Tức là bạn sẽ phải chuẩn bị 15 đến 20 nguồn điện AC và dây điện để cấp cho các Camera IP để chúng hoạt động.
Trong những hệ thống Camera IP cho các môi trường công nghiệp, tòa nhà, hay hệ thống giám sát thành phố thì số lượng Camera đến hàng trăm. Và vấn đề cấp điện cho camera luôn là nỗi đau của nhiều người làm hệ thống giám sát.
Đơn giản là vì những chỗ lắp camera thì sẽ không tiện nguồn điện. Mà chỗ tiện nguồn điện thì lắp Camera lại không hiệu quả. Do đó nhiều người ta thường phải lắp nguồn riêng với hệ thống dây điện trằng trịt chỉ với mục đích cấp nguồn.
Nhưng bộ chuyển mạch PoE (Switch PoE) sẽ giải quyết vấn đề này. Công nghệ PoE cho phép bạn cấp cả nguồn điện và dữ liệu tới Camera IP trên dây cáp mạng.
Bạn sẽ không cần phải lo lắng vấn đề về điện nữa. Bạn thích lắp Camera ở đâu cũng được. Kể cả những chỗ khó tiếp cận thì cũng chẳng sao miễn là dây mạng tới được. Đây chính là ưu điểm của hệ thống camera an ninh PoE.
Switch PoE hoạt động trong hệ thống Camera IP như thế nào?
Với một hệ thống Camera IP thì bộ chuyển mạch Switch luôn đóng vai trò là thiết bị phân phối và gom dữ liệu từ Camera tới đầu ghi NVR. Đối với Switch PoE nó sẽ có thêm một vai trò nữa là cấp nguồn cho các Camera IP.
Các Switch PoE có từ 5 cổng đến tận 48 cổng kết nối nên bạn có thể lựa chọn thoải mái số lượng Camera IP.
Trong trường hợp 1 Switch PoE không đủ số cổng kết nối cho Camera thì bạn có thể sử dụng nhiều Switch PoE và kết nối nhiều Switch với nhau. Các Switch PoE sẽ lại nối với Camera. Điều này có nghĩa là bạn muốn mở rộng quy mô hệ thống Camera IP của bạn với Switch PoE cũng rất dễ dàng.
5 Hướng dẫn để chọn Switch PoE đúng cách cho hệ thống camera IP
Có rất nhiều loại Switch PoE khác nhau. Chẳng hạn như:
- Switch PoE quản lý và không quản lý
- Switch PoE active và passive
- Switch PoE, PoE+ và PoE++
Tính sơ sơ mình cũng đã thấy 6 đến 7 loại Switch PoE rồi. Với những người mới bắt đầu với hệ thống Camera IP thì khá khó để quyết định được một Switch PoE cho hệ thống của mình cần là loại nào?
Hãy theo dõi 5 hướng dẫn lựa chọn sau đây:
1. Chú ý đến số cổng PoE trên Switch
Trên một bộ Switch PoE có nhiều cổng khác nhau. Bạn cần phải xem số lượng thiết bị cần kết nối là bao nhiều để quyết định lựa chọn loại Switch PoE có số cổng đáp ứng đủ yêu cầu.
Ví dụ như hệ thống Camera IP của bạn có 40 Camera IP. Bạn sẽ có các lựa chọn như sau:
- Sử dụng một Switch PoE 48 cổng duy nhất cho hệ thống.
- Sử dụng 2 Switch PoE 24 cổng.
- Sử dụng 3 Switch PoE 16 cổng.
- Sử dụng 4 Switch PoE 10 cổng.
Có rất nhiều sự lựa chọn để bạn quyết định. Nhưng thường với số lượng Camera IP trên 24 thì mình khuyên bạn nên sử dụng từ 2 Switch PoE trở lên. Bởi vì với số lượng Camera như vậy thì không gian giám sát của bạn rất rộng hoặc quản lý nhiều tầng trong một tòa nhà.
Việc sử dụng một Switch cho nhiều tầng khác nhau sẽ tốt hơn vì khoảng cách cấp nguồn và dữ liệu qua dây cáp mạng bị giới hạn.
Việc bạn cần làm là lựa chọn số lượng Switch với Số cổng một cách tối ưu nhất. Và chú ý rằng, hãy tính đến các nhu cầu mở rộng trong tương lai.
2. Điện áp của Switch PoE
Đa số các Camera IP hiện nay đều sử dụng điện áp từ 12V đến 24V. Với các loại Camera có tính năng xoay, phóng to thì sử dụng điện áp cao hơn.
Nếu cấp nguồn điện áp vượt quá điện áp hoạt động thì Camera có thể sẽ bị chập, cháy. Nếu cung cấp nguồn điện thấp hơn thì camera có thể sẽ không hoạt động hoặc hoạt động với hiệu suất kém.
Do đó bạn cần phải lựa chọn Switch cấp điện áp phù hợp với thiết bị. Khá may là các Switch PoE loại Active có khả năng nhận diện nguồn điện của thiết Camera nên sẽ điều chỉnh điện áp tương ứng cho từng cổng.
Xem thêm bài viết: Switch PoE cấp điện cho thiết bị như thế nào
3. Ngân sách của Switch PoE
Một yếu tố quan trọng cần xem xét là nguồn điện tối đa của Switch PoE. Các Switch PoE hiện nay có nguồn điện tối đa từ 50W đến 500W. Tiêu chí này quyết định trực tiếp đến khả năng cung cấp điện tơi Camera của Switch.
Ví dụ: Switch PoE UPCOM POE3024G-2GS có 24 cổng PoE 1000M + 2 cổng mạng Uplink SFP 1000M với nguồn điện tối đa là 300W. Bộ Switch này có thể cấp nguồn cho 19 camera IP với tiêu chuẩn IEEE802.3at (15,4W mỗi cổng) trong khi nó chỉ có thể cấp nguồn cho 10 camera IP với tiêu chuẩn IEEE802.3at (30W mỗi cổng).
Để xác định lượng điện năng có sẵn trên mỗi cổng, bạn có thể sử dụng công thức bên dưới:
Công suất tối đa trên mỗi cổng Trung bình = (Công tắc tiêu thụ điện năng tối đa – Công suất hệ thống chuyển mạch)/Số cổng PoE
4. Dung lượng băng thông của Switch PoE
Các Camera IP cũng cần kết nối Internet được cấp bởi Switch PoE. Do đó tốc độ và chất lượng hình ảnh nhận được có thể bị ảnh hưởng bởi băng thông do Switch.
Hiện nay có nhiều loại Switch PoE hỗ trợ các loại tốc độ từ 10 Mbps đến 100 Mbps và 1000Mbps. Các hệ thống Camera cũ hơn thường sử dụng loại Switch PoE hỗ trợ tốc độ 10/100Mbps.
Tuy nhiên ngày nay, việc sử dụng hệ thống camera IP thường đỏi hỏi tốc độ chuẩn Gigabit 1000Mbps để đáp ứng nhu cầu cao hơn. Với tốc độ cao bạn có thể xây dựng các hệ thống camera 2K đến 4K.
5. Dùng Switch PoE quản lý hay PoE không quản lý?
Ưu điểm của Switch PoE không quản lý là dễ dàng lắp đặt và không cần cấu hình. Bạn chỉ cần cắm kết nối là hoạt động được. Nhưng nhược điểm là các tính năng quản lý của loại Switch này rất đơn giản.
Switch PoE quản lý thì bạn cần phải cấu hình và lắp đặt riêng. Do đó việc sử dụng khó hơn vì cần có nhân viên quản trị mạng hỗ trợ. Nhưng lợi ích của một Switch quản lý với các tính năng cao như chia VLAN, QoS, bảo mật,… rất hấp dẫn.
Switch PoE quản lý thì đắt hơn loại không quản lý. Do đó hãy xem xem nhu cầu sử dụng của mình đến đâu để lựa chọn loại Switch PoE phù hợp.
Xem thêm bài viết: So sánh Switch quản lý và không quản lý
6. Sử dụng Switch PoE Active hay Passive?
Switch PoE Active hoạt động thông minh hơn với khả năng nhận diện xem thiết bị kết nối có hỗ trợ PoE hay không? Mức điện năng cần cấp cho thiết bị là bao nhiêu? Trong khi đó Switch PoE Passive thì sẽ luôn cấp nguồn với 1 điện áp duy nhất cho tất cả các thiết bị kết nối.
Do đó, việc sử dụng Switch PoE Active sẽ được ưu tiên hơn. Nhưng nếu tất cả các Camera IP đều cùng 1 loại và cùng 1 công suất thì bạn có thể lựa chọ Switch PoE Passive để tiết kiệm ngân sách.
Hai loại Switch này chỉ khác nhau ở phần cấp nguồn điện còn các tính năng hỗ trợ dữ liệu thì đều như nhau nếu cùng loại.
Xem thêm bài viết: So sánh PoE Passive và PoE Active
Các câu hỏi thường gặp:
Câu hỏi 1: Nếu tôi muốn tận dụng các Camera IP không hỗ trợ PoE vào hệ thống giám sát thì sao?
Trả lời:
Bạn hoàn toàn có thể tận dụng các Camera IP cũ không hỗ trợ PoE trong hệ thống của mình. Việc cần làm là bạn chỉ cần phải cấp nguồn cho các thiết bị Camera đó thôi.
Nếu bạn sử dụng dây điện để cấp nguồn cho camera cũ thì bạn chỉ cần sử dụng loại Switch PoE Active để có thể kết nối cả Camera PoE và không PoE.
Nhưng nếu bạn vẫn muốn không dùng đây điện thì bạn có thể sử dụng bộ chia PoE cho các Camera không POE này.
Câu hỏi 2: Tại sao tôi dùng Switch PoE Gigabit mà hình ảnh thu được chất lượng vẫn kém?
Trả lời:
Việc này có khả nhiều nguyên nhân xảy ra nhưng sẽ có 3 nguyên nhân chính sau:
- Dây cáp mạng kết nối từ Switch PoE tới Camera của bạn dùng loại nào? Để hỗ trợ hệ thống Gigabit bạn phải dụng loại dây mạng Cat5e và Cat6 trở lên.
- Khoảng cách giữa Camera và Switch của bạn là bao nhiêu? Khoảng cách truyền dẫn dữ liệu tốt nhất của dây mạng thường là 100m. Nếu xa hơn thì tín hiệu sẽ bị ảnh hưởng.
- Đi dây mạng có gần dây điện không? Nếu bạn đi dây mạng truyền dẫn Switch vơi camera mà đi cùng nhiều dây điện thì có thể nhiễu điện từ đã ảnh hưởng tới tín hiệu mạng của bạn. Do đó bạn cần các loại dây mạng hỗ trợ lớp bọc chống nhiễu.
Xem thêm bài viết: Các loại dây dẫn dùng cho hệ thống camera
Câu hỏi 3: Tại sao tôi dùng Switch PoE cấp nguồn cho Camera IP mà Camera IP không nhận được nguồn điện?
Trả lời:
Nếu bạn sử dụng Switch PoE và cấp nguồn cho Camera IP của bạn nhưng thiết bị camera vẫn không nhận được điện thì có thể là do các nguyên nhân sau:
- Bạn đã tắt công tắc PoE ở trên Switch PoE. Ở mặt sau của Switch PoE thường có một công tắc PoE nếu bạn tắt đi thì Switch PoE sẽ hoạt động như một Switch bình thường với chức năng truyền dữ liệu. Do đó sẽ không có nguồn điện cho thiết bị.
- Khoảng cách giữa Switch PoE và Camera quá xa. Nếu khoảng cách giữa camera IP của bạn và Switch PoE quá xa (hơn 100m) thì lý do camera không nhận được nguồn điện có thể là do đây. Nếu muốn nối camera IP ở xa bạn có thể sử dụng bộ cấp nguồn mở rộng PoE để tăng khoảng cách truyền PoE.
- Switch PoE cung cấp điện năng tối đa thấp hơn yêu cầu điện năng của Camera.
Kết luận:
Trên đây là những chia sẻ của mình về cách để lựa chọn Switch PoE cho hệ thống camera IP một cách phù hợp nhất. Bạn có thể xem đây là một bản cẩm nang hướng dẫn.
Nếu vẫn chưa thể tự tin lựa chọn Switch PoE thì hãy liên hệ với đội ngũ tư vấn của Viễn Thông Xanh để được hỗ trợ tư vấn miễn phí và tận tình!
Viễn Thông Xanh là đơn vị cung cấp các thiết bị camera an ninh giám sát và các Switch chia mạng chính hãng. Nếu bạn cần tư vấn xây dựng một hệ thống camera IP PoE hãy liên hệ với đội ngũ kinh doanh của VTX qua số Zalo để được hỗ trợ tốt nhất!
Xem thêm các bài viết hay khác:
SDI là gì? Sử dụng HD-SDI cho hệ thống camera Analog với hình ảnh HD, Full HD
Là chuyên viên phòng Marketing của Viễn Thông Xanh, tôi luôn trau dồi kiến thức về các sản phẩm công nghệ mới, đặc biệt là các giải pháp về mạng và cáp quang, để cung cấp thông tin giá trị nhất cho khách hàng.