CCTV là gì? Tìm hiểu chi tiết về hệ thống CCTV

CCTV (Closed-Circuit Television) là hệ thống camera giám sát truyền hình mạch kín, dùng để theo dõi và ghi lại hình ảnh trong một khu vực nhất định. Khác với truyền hình thông thường, hình ảnh từ CCTV chỉ được truyền đến các màn hình giám sát đã xác định, không phát công khai ra ngoài.

Một hệ thống CCTV sẽ bao gồm đầy đủ các thiết bị từ camera và màn hình, máy chủ, đầu ghi, ổ đĩa lưu trữ, máy khách cho phép lưu trữ và xử lý dữ liệu video. Thậm chí là tích hợp thêm với các hệ thống an ninh và thông tin khác.

các thiết bị trong Hệ thống CCTV

Một hệ thống CCTV gồm những thiết bị nào?

Tùy vào quy mô và nhu cầu khác nhau, một hệ thống CCTV sẽ có 6 thiết bị chính bao gồm: Camera, màn hình điều khiển, đầu ghi video, thiết bị lưu trữ, dây cáp, thiết bị mạng.

1. Camera

Hệ thống CCTV có thể sử dụng Camera IP hoặc Camera Analog. Trong trường hợp bạn muốn nâng cấp từ một hệ thống giám sát cũ lên hệ thống CCTV, cũng có một số cách để tận dụng những camera cũ này mặc dù chúng khác nhau về loại và hãng sản xuất.

Tuy nhiên, thường thì ta sẽ sử dụng cùng một loại Camera và cùng hãng sản xuất để tối ưu nhất cho một hệ thống. Việc quyết định sử dụng loại camera nào quyết định khá nhiều đến các thiết bị đi kèm khác trong cùng hệ thống. Chẳng hạn như Camera IP thì đòi hỏi đầu ghi NVR, dây cáp mạng. Trong khi camera Analog đòi hỏi đầu ghi DVR, dây cáp đồng trục.

2. Đầu ghi Video

Có 2 loại đầu ghi video gồm:

hình ảnh đầu ghi DVR và camera analog
hình ảnh đầu ghi DVR và camera analog

3. Dây cáp

Trong một hệ thống CCTV, ta có thể sẽ cần nhiều loại cáp khác nhau:

  • Với hệ thống camera Analog, ta sẽ cần dây cáp đồng trục gồm các loại như: RG6, RG-59, RG-11 để nối dây từ camera tới đầu ghi DVR.
  • Với hệ thống camera IP, ta sẽ cần dây cáp mạng các loại như: Cat5e hoặc Cat6 để nối dây từ Camera IP đến đầu ghi NVR.
  • Trong một số ứng dụng hệ thống CCTV ở xa như camera ở nhà xưởng, trong khi kiểm soát tại văn phòng thì ta sẽ cần đến dây cáp quang để truyền dẫn với khoảng cách xa.

4. Thiết bị mạng

Về cơ bản hệ thống CCTV có số lượng camera khá nhiều, do đó ta sẽ cần nhiều thiết bị mạng khác nhau như: bộ định tuyến, Switch mạng hay Media converter.

  • Bộ định tuyến sẽ cần thiết trong hệ thống CCTV không dây.
  • Switch chia mạng thường được sử dụng trong hệ thống camera IP, đặc biệt ta sẽ thường sử dụng loại Switch PoE để cấp nguồn luôn cho camera qua dây mạng.
  • Media Converter thì sẽ đảm nhiêm vai trò chuyển đổi tín hiệu quang điện trong hệ thống CCTV có dây cáp quang.

5. Màn hình

Một hệ thống CCTV được thiết kế để kiểm soát an ninh tại các địa điểm cụ thể thường sẽ có một phòng riêng để theo dõi và giám sát. Do đó bạn sẽ cần 1 trạm kiểm soát gồm màn hình hiển thị, máy tính để theo dõi các hình ảnh thu được từ camera.

6. Thiết bị lưu trữ

Một hệ thống CCTV hoạt động tốt chắc chắn cần đến ổ cứng hỗ trợ. Các thiết bị lưu trữ cần phải có khả năng ghi, lưu trữ và phát lại Video không ngừng từ nhiều nguồn dữ liệu.

Hệ thống CCTV hoạt động thế nào?

hệ thống CCTV hoạt động thế nào

Khi triển khai CCTV, các camera sẽ thu hình ảnh liên tục truyền qua dây cáp đến các đầu ghi để xử lý hình ảnh tập trung, tiếp đó đầu ghi truyền hình ảnh tới màn hình theo dõi và thiết bị lưu trữ.

Có thể thấy rằng nguyên tắc thực hiện của một hệ CCTV khá đơn giản. Sự phức tạp trong khi triển khai hệ thống nằm ở việc lựa chọn các loại camera, kiểu kết nối. Ta có thể kết nối CCTV cùng với các hệ thống an ninh khác để tạo ra mạng an ninh toàn diện hơn.

Ta có thể triển khai CCTV cùng hệ thống báo động, hệ thống kiểm soát ra vào,… để chúng làm việc với nhau và tạo ra giải pháp an ninh tuyệt vời. Người dùng có thể triển khai hệ thống quản lý tập trung VMS để quản lý và theo dõi hình ảnh từ CCTV tốt nhất.

Có các loại hệ thống CCTV nào?

CCTV có thể chia thành nhiều loại khác nhau dựa vào các tiêu chí phân biệt:

Dựa trên công nghệ camera:

  • Analog CCTV: Hệ thống sử dụng camera analog truyền thống và kết nối đến máy chấm công hình ảnh (DVR) để ghi lại video. Đây là công nghệ truyền thống và được sử dụng phổ biến trong quá khứ.
  • IP CCTV: Hệ thống này sử dụng camera mạng IP để ghi lại và truyền tải video qua mạng. Camera IP thường cung cấp chất lượng hình ảnh cao và tích hợp dễ dàng vào hệ thống mạng.

Camera có dây và không dây:

  • Camera có dây: Các camera có dây kết nối với hệ thống thông qua cáp đồng trục, cáp Ethernet hoặc cáp quang. Điều này cung cấp sự ổn định và đáng tin cậy, nhưng yêu cầu việc lắp đặt dây cáp.
  • Camera không dây: Camera không dây kết nối qua sóng radio hoặc Wifi, loại bỏ việc cần phải kéo cáp. Chúng dễ dàng cài đặt, nhưng có thể bị ảnh hưởng bởi tín hiệu mạng yếu hoặc nhiễu.

Camera động và tĩnh:

  • Camera động (PTZ – Pan, Tilt, Zoom): Các camera PTZ có khả năng xoay (pan), nghiêng (tilt), và thu phóng (zoom) từ xa. Chúng có thể điều chỉnh góc quan sát để theo dõi diễn biến sự kiện.
  • Camera tĩnh: Camera tĩnh có góc nhìn cố định và không thể thay đổi góc quan sát. Chúng thường được sử dụng để giám sát các khu vực cố định.

Thiết kế camera:

  • Camera thân trụ (Bullet Cameras): Camera thân trụ có thiết kế hình ống đạn và thường được gắn trên tường hoặc trần. Chúng phù hợp cho việc giám sát xa và theo dõi cố định.
  • Camera Dome: Camera có thiết kế hình nón hoặc hình cầu (dome). Chúng thường được sử dụng trong môi trường nơi bạn muốn ẩn camera và ngăn người khác biết camera đang quan sát.
  • Camera để bàn: Loại này thường được sử dụng cho các mục đích cần di chuyển camera, chẳng hạn như theo dõi sự kiện hoặc hội nghị. Camera để bàn thường nhỏ gọn và dễ di chuyển.

Lúc nào cần một hệ thống CCTV?

Hệ thống CCTV được sử dụng với mục đích giám sát an ninh tại địa điểm và khu vực. Những ứng dụng phổ biến nhất mà CCTV áp dụng gồm:

  1. Hệ thống CCTV thường được sử dụng để bảo vệ tài sản và ngăn ngừa trộm cắp trong khu vực như cửa hàng, kho bãi, và văn phòng.
  2. Các khu vực công cộng như trạm xe buýt, công viên, và sân bay thường có hệ thống CCTV để giám sát hoạt động và đảm bảo an toàn công chúng.
  3. Người dùng cá nhân có thể sử dụng hệ thống CCTV để bảo vệ nhà cửa và giám sát hoạt động trong khuôn viên nhà.
  4. Hệ thống CCTV có thể được sử dụng để quản lý giao thông, theo dõi tình hình lưu thông, và xử lý vi phạm giao thông.
  5. Các doanh nghiệp và cửa hàng thường lắp đặt hệ thống CCTV để theo dõi hoạt động của nhân viên, kiểm soát tồn kho, và đảm bảo an ninh kinh doanh.
  6. Các khu vực công nghiệp, như nhà máy và cơ sở sản xuất, thường cần giám sát quá trình sản xuất, bảo vệ thiết bị và ngăn ngừa tai nạn lao động.
  7. Sự kiện đặc biệt như hội nghị, concert, hay triển lãm thương mại có thể cần lắp đặt hệ thống CCTV để theo dõi và quản lý sự kiện.
  8. Trường học có thể sử dụng hệ thống CCTV để bảo vệ học sinh và nhân viên, giám sát sự kiện trường học và theo dõi hành vi không mong muốn.

Nếu cần tư vấn xây dựng hệ thống CCTV tối ưu và hiệu quả, hãy liên hệ ngay với đội ngũ tư vấn viên của Viễn Thông Xanh qua số Zalo hiển thị trên web để được hỗ trợ nhiều nhất!