Có thể sử dụng cổng UPLINK thành cổng tiêu chuẩn trên Switch không?

Nếu bạn đã dùng hoặc đang dùng Switch loại quản lý thì chắc hẳn không lạ gì với cổng UPLINKcổng tiêu chuẩn. Đặc biệt là loại Switch quản lý thường được dùng nhất là loại Switch 24 cổng mạng 10/100/1000 Mbps và 4 cổng SFP+.

Khi Viễn Thông Xanh nghe câu hỏi từ khách hàng của mình. Đa số đều không hiểu rõ hoặc có hiểu nhưng chưa sâu về sự khác nhau giữa 2 loại cổng này.

Do đó, trong bài viết này, mình sẽ giới thiệu sự khác nhau giữa 2 loại cổng và trả lời câu hỏi “liệu rằng có sử dụng cổng UPLINK thành cổng tiêu chuẩn được không?”

Làm rõ sự khác nhau giữa cổng UPLINK và cổng tiêu chuẩn trên Switch

Để thấy được sự khác nhau giữa 2 loại cổng này, trước hết bạn cần biết về các loại Switch và có những loại cổng nào trên Switch.

Theo ứng dụng, cấu trúc liên kết mạng chia thành 3 phần: lớp Core (lõi), lớp phân phối (distribution), lớp truy cập (Access).

Tương ứng với các lớp mạng sẽ có các loại Switch: Core Switch (switch trung tâm), Distribution Switch (switch phân phối), Access Switch (Hoặc Switch biên).

hình ảnh cổng UPLINK trên Switch
hình ảnh cổng UPLINK trên Switch

Trên Switch sẽ có 2 cổng chính dựa trên chức năng và cấu hình khác nhau:

  • Cổng UPLINK: thường là cổng tốc độ cao hơn được sử dụng để kết nối với các thiết bị có tốc độ cao hơn khác trong cấu trúc liên kết mạng hoặc mạng LAN với mạng WAN.
  • Cổng Downlink: hay còn gọi là cổng tiêu chuẩn hoặc cổng thường, loại cổng này chủ yếu để truyền dữ liệu thông thường như cổng RJ45 và cổng SFP. Chúng hỗ trợ dây nhảy quang, cáp quang hoặc cáp mạng để kết nối dữ liệu với tốc độ truyền khác nhau.

Xem thêm chi tiết cổng thông tin về cổng UPLINK tại đây: Cổng Uplink trên Switch và những điều bạn chưa biết

Cổng UPLINK quang với cổng tiêu chuẩn

Nối các Switch các tầng với nhau:

sử dụng cổng UPLINK để liên kết các Switch các tầng khác nhau
sử dụng cổng UPLINK để liên kết các Switch các tầng khác nhau

Với các bộ chuyển mạch dùng cho cáp quang, các cổng UPLINK sẽ có nhiều băng thông hơn các cổng tiêu chuẩn. Bởi vì chúng tổng hợp lưu lượng giữa các lớp mạng khác nhau.

Cổng UPLINK sẽ được sử dụng để nối Switch Access lên Switch Distribution, sau đó lại nối tiếp với Core Switch. Từ Core Switch cổng UPLINK có thể nối với mạng quang do quang cung cấp dịch vụ ISP cung cấp.

Trong khi đó các cổng tiêu chuẩn chỉ đơn giản là truyền dữ liệu giữa các thiết bị quang với Switch.

Dùng làm cổng ngăn xếp:

sử dụng cổng UPLINK trong liên kết switch theo dạng xếp chồng
sử dụng cổng UPLINK trong liên kết switch theo dạng xếp chồng

Để kết nối nhiều Switch lại với nhau thành một thiết bị cùng địa chỉ IP và có nhiều băng thông hơn, quản lý tập trung. Ta có thể sử dụng phương pháp kết nối kiểu ngăn xếp.

Khi đó các cổng UPLINK được sử dụng như cổng ngăn xếp để dễ dàng kết nối các Switch lại với nhau. và các cổng tiêu chuẩn ở tất cả Switch đóng vai trò truyền dữ liệu cho một Switch duy nhất.

Điều này có nghĩa là nếu bạn kết nối ngăn xếp 2 switch 24 cổng tiêu chuẩn thì bạn sẽ có 1 switch với 48 cổng tiêu chuẩn.

Cổng UPLINK đồng với cổng tiêu chuẩn

Dùng để đi cáp mạng dễ dàng hơn:

Sự khác nhau giữa liên kết mạng giữa 2 cổng tiêu chuẩn và 1 cổng UPLINK với 1 cổng tiêu chuẩn
Sự khác nhau giữa liên kết mạng giữa 2 cổng tiêu chuẩn và 1 cổng UPLINK với 1 cổng tiêu chuẩn

Nếu muốn kết nối 2 cổng mạng Ethernet trên 2 switch khác nhau, thông thường người ta cần sử dụng cáp chéo để 1 chân phát ở đầu dây mạng này có thể kết nối một đầu nhận ở đầu khia. Hoặc cần phải dùng Patch Paneldây nhảy mạng để lắp đặt kết nối.

Tuy nhiên, cổng UPLINK không có sự khác nhau giữa chân truyền và nhận do đó bạn không cần sử dụng cáp chéo. Do đó, bạn có thể kết nối cổng UPLINK với cổng thông thường bằng 1 cáp thẳng.

Tiết kiệm cổng:

Cổng UPLINK chuyên dùng để mở rộng mạng. Thông thường nó sẽ dùng để kết nối 1 Switch này với 1 Switch khác.

Do đó các cổng tiêu chuẩn sẽ được giữ lại để kết nối với các thiết bị người dùng cuối như: máy tính, máy in, laptop, điểm truy cập,…

Có thể dùng cổng UPLINK như cổng tiêu chuẩn không?

Có rất nhiều thường hợp mua Switch về có đủ cổng tiêu chuẩn cho các thiết bị. Tuy nhiên khi các thiết bị người dùng cuối tăng dẫn tới thiếu cổng tiêu chuẩn và đang thừa cổng UPLINK.

Một trường hợp hay gặp khác là do nhu cầu của một thiết bị nào đó muốn có băng thông cao hơn nhưng trên switch thì các cổng tiêu chuẩn có tốc độ 100Mbps không thể đáp ứng được.

Cả 2 trường hợp này, mọi người đều mong muốn tận dụng cổng UPLINK thừa để làm cổng tiêu chuẩn. Thay vì đổi Switch hay mua thêm switch khác.

Để trả lời câu hỏi này, trước tiên mình sẽ đi vào tìm hiểu sự khác nhau giữa 1 cổng chia sẻ và cổng đa năng:

Cổng chia sẻ và cổng đa năng

Các Switch cũ hơn được cấu hình riêng biệt 1 cổng tiêu chuẩn bên cạnh cổng UPLINK và liên kết cả 2 cổng với nhau thành một cặp.

Tức là các Switch cũ này chỉ hỗ trợ kết nối với cổng UPLINK hoặc cổng chia sẻ thông thường mà không hỗ trợ cả hai. Do đó, nếu kết nối thiết bị với cả 2 hai cổng UPLINK và tiêu chuẩn sẽ khiến Switch hoạt động không bình thường.

Ngày nay, các Switch sẽ cung cấp các cổng với mục đích kép hay còn gọi là cổng đa năng. Loại cổng này có thể hoạt động như một cổng UPLINK và cổng tiêu chuẩn tùy vào loại thiết bị được kết nối với nó.

Tức là cổng UPLINK của Switch hỗ trợ cổng đa năng sẽ cho phép kết hợp của một cổng đồng 10/100/1000TX và một cổng Gigabit Ethernet dựa trên SFP.

Nói dễ hiểu thì bạn có thể dụng cổng UPLINK như một cổng tiêu chuẩn thông thường tùy theo nhu cầu cụ thể.

Làm thế nào để sử dụng cổng UPLINK như cổng tiêu chuẩn?

Vậy là bạn đã biết rằng có thể sử dụng UPLINK như một cổng tiêu chuẩn. Sau đây sẽ là các lưu ý khi bạn sử dụng:

  • Đối với cổng UPLINK quang: Ví dụ như SFP và SFP+ có chức năng để liên kết một Core Switch lên một mạng quang ISP hoặc từ tòa nhà này sang nhà khác mà không thể dùng cáp mạng vì khoảng cách quá xa. Do đó sẽ không có khác gì khi bạn sử dụng cổng UPLINK làm cổng tiêu chuẩn.
  • Đối với cổng UPLINK RJ45: thường được nối bằng dây cáp mạng nên khác nhau về mặt vật lý với các cổng RJ45 thông thường.

Tùy thuộc vào thiết bị Switch cụ thể, bạn sẽ cần phải thực hiện một số cài đặt để sử dụng cổng Uplink như một cổng thông thường. Điều này có thể bao gồm việc thay đổi cấu hình trong giao diện quản trị của thiết bị mạng.

Lưu ý rằng việc sử dụng cổng Uplink như một cổng thông thường có thể có hạn chế về tốc độ và chức năng so với các cổng thông thường khác. Điều này phụ thuộc vào thiết bị cụ thể và cấu hình của nó.

Nếu bạn gặp khó khăn hoặc cần hỗ trợ, hãy tham liên hệ với đội ngũ tư vấn kỹ thuật của Viễn Thông Xanh qua Zalo để nhận được tư vấn miễn phí và chính xác nhất.

Kết luận:

Trong bài viết này, mình đã giới thiệu với bạn sự khác nhau giữa cổng UPLINK và cổng tiêu chuẩn trên thiết bị chuyển mạch Switch. Từ đó bạn có thể hiểu sâu nhất cách để sử dụng cổng UPLINK để làm cổng tiêu chuẩn cho các mục đích riêng của mình.

Mong rằng bài viết này đã mang đến những giá trị chất lượng và có ích với bạn. Nếu còn điều gì thắc mắc, hãy để lại dưới phần bình luận hoặc liên hệ với mình để được hỗ trợ giải đáp chi tiết.

Banner Switch Chia Mạng
click vào để xem các sản phẩm Switch chính hãng

Viễn Thông Xanh là đơn vị cung cấp các thiết bị mạng chính hãng. Nếu bạn đang cần xây dựng một hệ thống mạng hoặc nâng cấp mạng của mình một cách tối ưu nhất. Hãy liên hệ với đội ngũ kinh doanh của VTX để nhận tư vấn và đặt mua các sản phẩm chất lượng!

Xem thêm các bài viết liên quan:

Switch mạng có những loại cổng nào?

Cổng SFP trên Switch có tác dụng gì?

Tìm hiểu cổng Combo trên Switch