Các Loại Switch Mạng Bạn Cần Biết!

Switch mạng hay Bộ chuyển mạch là một trong những thiết bị mạng quan trọng và cần thiết trong hầu hết các cơ sở mạng hiện nay. Tùy từng nhu cầu và ứng dụng mà Switch được chia thành nhiều loại như: Switch công nghiệp, Switch PoE, Switch Layer 2, Switch Layer 3, Core Switch, Access Switch, Distribution Switch, Switch quản lý hoặc không quản lý... Nhìn thấy nhiều đúng không ạ?

Trong bài viết này, Viễn Thông Xanh sẽ cùng bạn đi tìm hiểu các loại Switch chia mạng một cách chi tiết để giúp bạn có thể phân biệt, cũng như lựa chọn được đúng loại Switch cần có cho mình?

1. Switch công nghiệp

Switch PoE Công Nghiệp UPCOM 8 Cổng Gigabit (Hỗ trợ 1-2 cổng bt-90W) + 2 Cổng SFP Gigabit PIES1010G-2GS-8P-BT
Hình ảnh Switch công nghiệp từ hãng Upcom

Industrial Switch hay bộ chuyển mạch công nghiệp là loại bộ chuyển mạch được thiết kế chuyên dụng để sử dụng trong môi trường công nghiệp với các đặc điểm như:

  • Có khả năng chịu được điều kiện môi trường khắc nghiệt như làm việc tại môi trường có nhiệt độ cao, chống bụi, chống hóa chất xâm nhập.
  • Sử dụng các giao thức công nghiệp.
  • Cung cấp các tính năng nguồn điện dự phòng, bảo vệ chống sét, bảo vệ tĩnh điện.

Phần vỏ kín với các lớp rãnh và không sử dụng quạt tản nhiệt là đặc điểm nổi bật nhất và dễ dàng để nhận diện và phân biệt Switch công nghiệp với các loại Switch khác.

Tại sao cần sử dụng Switch công nghiệp?

Đơn giản là các loại Switch thông thường đặt ở trong phòng mạng, trong nhà và các môi trường ít bị tác động bởi môi trường. Tuy nhiên khi xây dựng hệ thống mạng tại các khu vực sản xuất, nhà xưởng của môi trường công nghiệp, thiết bị Switch phải làm việc với những điều kiện khắc nghiệt. Do đó cần phải sử dụng loại Switch chuyên dụng.

Một điều đặc biệt nữa là môi trường công nghiệp thường sử dụng các giao thức mạng riêng biệt và đòi hỏi những tính năng dự phòng cao để đảm bảo thiết bị hoạt động một cách hiệu quả nhất.

Xem thêm bài viết: tìm hiểu thiết bị Switch công nghiệp là gì?

2. Switch PoE

Switch PoE với các công suất PoE
Switch PoE với các công suất PoE

Công nghệ PoE là công nghệ cho phép cùng lúc cấp nguồn điện và dữ liệu qua dây cáp mạng tới các thiết bị hỗ PoE như Camera IP, Access Point, Đèn,… Các thiết bị có thể cấp nguồn PoE thì được gọi là PSE.

Switch PoE là thiết bị chuyển mạch có tích hợp thêm tính năng PoE và đóng vai trò như một PSE trong mạng PoE. Loại Switch này thường được sử dụng nhiều trong các hệ thống camera IP giám sát, hoặc bất kỳ khi nào bạn muốn tận dụng tính năng PoE để cấp nguồn điện và giải phóng thiết bị khỏi dây điện.

Một ví dụ khác trong thực tế mà sử dụng Switch PoE nhiều nhất đó chính là hệ thống điện thoại VoIP xuất hiện trong các doanh nghiệp có đội ngũ tư vấn, chăm sóc khác hàng qua điện thoại số lượng nhiều.

Switch PoE có thể chia nhỏ thành:

  • Theo cách thức cấp nguồn: Có PoE Passive và PoE Active
  • Theo công suất PoE có: PoE, PoE+ và PoE++

Xem thêm bài viết: tìm hiểu chi tiết về Switch PoE là gì?

3. Switch Layer 2 và Switch Layer 3

khi nào nên sử dụng Switch layer 2 và Switch layer 3

Bộ chuyển mạch Switch có thể được phân biệt dựa trên vị trí hoạt động trong mô hình OSI. Trong đó, Switch Layer 2 hoạt động ở tầng 2 (tầng liên kết dữ liệu) còn Switch Layer 3 hoạt động ở tầng 3 (tầng mạng).

Hai loại Switch này có những điểm khác nhau cơ bản sau. Switch Layer 2 thì tập trung với chức năng vận chuyển dữ liệu với tốc độ cực nhanh, còn Switch Layer 3 được tích hợp thêm tính năng định tuyến và có thể hoạt động như một bộ định tuyến Router.

Và rõ ràng là Switch Layer 2 rẻ hơn Switch Layer 3 khá nhiều!

Xem thêm bài viết: So sánh và tìm hiểu Switch Layer 2 và Switch Layer 3

4. Các loại Switch theo vị trí trong cấu trúc mạng

ví dụ về Core Switch
ví dụ về Core Switch

Dựa trên vị trí Switch trong cấu trúc vật lý mạng mà người ta chia thành các loại bộ chuyển mạch sau:

Core Switch: thường nằm ở tầng trung tâm của mạng và kết nối các segment mạng con (subnet) hoặc các switch phân phối (distribution switch) với nhau. Loại Switch này có hiệu suất cao, băng thông lớn với khả năng định tuyến, tính năng bảo mật và quản lý.

Distribution Switch: là Switch nchịu trách nhiệm kết nối các segment mạng con (subnet) với nhau và với tầng Core Layer. Nó được thiết kế có khả năng phân phối băng thông từ tầng Core Layer đến các phân đoạn mạng con. Nó giúp đảm bảo rằng dữ liệu được chuyển tiếp một cách hiệu quả và không gây quá tải cho tầng Core Layer và quản lý VLAN.

Edge Switch/ Access Switch: là loại Switch kết nối các thiết bị cuối như máy tính cá nhân, máy in, điện thoại IP và các thiết bị mạng khác với hạ tầng mạng chính. Đây cũng là loại Switch phổ biến nhất trong các mạng gia đình.

5. Switch quản lý và không quản lý

nên chọn Switch quản lý hay không quản lý
nên chọn Switch quản lý hay không quản lý

Switch có thể được chia theo khả năng cấu hình thành loại Switch quản lý và không quản lý:

  • Với Switch không quản lý: Đây là loại bộ chuyển mạch đơn giản dễ dàng sử dụng mà không cần phải cấu hình phức tạp nhưng các tính năng cũng cơ bản và không nâng cao.
  • Với Switch quản lý: Đây là loại bộ chuyển mạch có cung cấp các tính năng nâng cao như VLAN, QoS, DHCP,.. hay các tính năng bảo mật và quản lý. Nhưng đòi hỏi phải cấu hình phức tạp mới có thể sử dụng.

Việc sử dụng Switch quản lý hay không quản lý là phụ thuộc vào nhu cầu của hệ thống mạng của bạn. Nhu cầu đến đâu thì dùng đến đó!

Xem thêm bài viết: Tìm hiểu và so sánh Switch quản lý và không quản lý

Kết luận:

Tổng kết lại, bạn có thể thấy rằng Switch chia mạng có thể chia được thành rất nhiều loại dựa trên những đặc điểm khác nhau như: Switch công nghiệp, Switch PoE, Switch Layer 2 và 3, Switch quản lý và không quản lý,… hay dựa vào vị trí trong mạng mà chia thành: Core Switch, Distribution Switch, Edge Switch,…

Mong rằng qua bài viết này bạn đã thu gặt được những giá trị:

  • Thứ nhất: Biết được Switch chia mạng có những loại nào? và chúng là gì?
  • Thứ hai: Hiểu được sự khác nhau cơ bản giữa từng loại và khi nào cần sử dụng chúng.

Nếu có bất kỳ thắc mắc nào hay cần được tư vấn về lựa chọn Switch chia mạng hãy liên hệ ngay với đội ngũ tư vấn của Viễn Thông Xanh qua số Zalo hiển thị trên Web để được hỗ trợ tốt nhất!

Các bài viết đáng để xem thêm:

Các tính năng quan trọng của Switch mạng

Cách sử dụng Switch trong vòng 10 phút

Cách lựa chọn Switch mạng phù hợp