10 sự kiện nổi bật về công nghệ tại Việt Nam trong năm 2017 – Phần I

Năm 2017 đã đi qua với rất nhiều sự biến động trong ngành công nghệ thông tin trên thế giới cũng như tại Việt Nam, hãy cùng Viễn Thông Xanh điểm 10 sự kiện nóng hổi nhất trong năm vừa qua. 

20 năm Internet Việt Nam

Ngày 19/11/1997 đã đánh dấu cột mốc lớn trong lịch sử ngành thông tin truyền thông của Việt Nam. Sau rất nhiều bàn thảo, Ban điều phối quốc gia mạng Internet cuối cùng cũng trao giấy phép cho các nhà cung cấp dịch vụ. “Internet Việt Nam” đã ra đời.

Từ con số 0 trong những năm đầu tiên hoạt động, cho đến 205.000 người dùng ở thời kỳ đầu của Internet quay số, cho đến nay Việt Nam có trên 50 triệu người dùng dịch vụ Internet, nằm trong số ít những thị trường có lượng người dùng Internet nhiều hơn số người không sử dụng (chiếm 53% tổng dân số). Việt Nam cũng là một trong những nước cho triển khai mạng 2G từ rất sớm và đang từng bước phát triển lên 3G và 4G với hạ tầng viễn thông, Internet phủ rộng khắp các tỉnh thành từ thành thị đến nông thôn, miền núi, hải đảo trên toàn quốc.

10 sự kiện nổi bật về công nghệ tại Việt Nam trong năm 2017
Tỉ lệ người dùng Internet tại Việt Nam trong năm đạt tới 53% dân số

Nhân lễ kỷ niệm 20 năm Internet, Hiệp hội Internet Việt Nam và các nhà báo CNTT đã bình chọn ra 10 cá nhân có những đóng góp xuất sắc, hiệu quả trong việc thúc đẩy sự phát triển của Internet tại Việt Nam trong 10 năm vừa qua. Danh sách bao gồm ông Trương Gia Bình – Chủ tịch hội đồng quản trị tập đoàn FPT, ông Nguyễn Mạnh Hùng – Tổng giám đốc tập đoàn Viettel, ông Trần Mạnh Hùng – Chủ tịch VNPT, ông Nguyễn Trung Chính – Tổng giám đốc tập đoàn CMC, ông Vũ Hoàng Liên – Chủ tịch hội Internet Việt Nam, ông Nguyễn Tử Quảng – Tổng giám đốc BKAV, ông Lê Nam Thắng – Nguyên Thứ trưởng Bộ TT&TT, ông Lê Hồng Minh – Tổng giám đốc VNG, ông Thang Đức Thắng – Tổng biên tập báo VnExpress và ông Mai Liêm Trực – nguyên Thứ trưởng Bưu chính Viễn thông.

Smartphone thương hiệu Việt bùng nổ

Điện thoại thương hiệu Việt đã từng có những giai đoạn rất phát triển, nhưng chỉ sau vài năm, một số thương hiệu như Q-mobile và HKPhone dần rút khỏi thị trường, chỉ còn Mobiistar  (thương hiệu ra đời từ năm 2009) vẫn kiên trì tiếp tục cuộc đua và có những thời điểm đã xếp ở vị trí thứ tư về thị phần điện thoại tại Việt Nam cuối năm 2016, theo đánh giá của GfK.

Tuy nhiên, đến năm 2017, người tiêu dùng trong nước đã bất ngờ chứng kiến sự bùng nổ của điện thoại Việt. VNPT và Viettel là 2 ông lớn của ngành viễn thông Việt Nam cho trình làng một số dòng smartphone giá rẻ và tầm trung, thậm chí có một số thông tin cho rằng Viettel sẽ tung ra phiên bản điện thoại “siêu bảo mật” với mức giá nghìn USD. Nhưng hai tên tuổi gây chú ý nhất lại là Asanzo và BKAV. Sau những ồn ào, những phát ngôn “gây shock” với Bphone 2015, Bkav trở lại đầu tháng 8/2017 với phiên bản Bphone 2017 cùng phong cách tinh tế và những tính năng nổi bật hơn. Họ chọn phân khúc dưới 10 triệu đồng cho sản phẩm của mình cùng với đó, BKAV đã kiểm soát tốt hơn quá trình sản xuất nên đã đạt được một số thành công nhất định. Không chỉ dừng lại ở đó, BKAV còn cho hay, họ sẽ cho ra mắt Bphone 2017 phiên bản Gold dành riêng cho thị trường Dubai.

10 sự kiện nổi bật về công nghệ tại Việt Nam trong năm 2017
Sự ra mặt hoành tráng của Bphone 2017

Ngay sau khi Bphone 2017 xuất hiện chỉ một tuần, Asanzo cũng đã cho ra mắt hai mẫu điện thoại với mức giá dưới 5 triệu đồng. Và cho đến nay đã có hơn 8.000 điện thoại của công ty được tiêu thụ.

‘Đại dịch’ WannaCry

WannaCry là một loại biến thể của mã độc tống tiền (ransomware), còn có tên gọi khác là WannaCrypt0r 2.0 hay WCry. Bắt đầu bùng phát trên toàn thế giới từ 12/5/2017, chỉ sau một ngày đã có hơn 230.000 máy tính tại trên 150 nước bị lây nhiễm và Việt Nam nằm trong số 20 quốc gia và vùng lãnh thổ bị ảnh hưởng nhất. Tính đến tháng 6/2017, Việt Nam ghi nhận có khoảng 1.900 máy tính nhiễm WannaCry, trong đó có 1.600 máy tính thuộc cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và 300 máy tính thuộc cá nhân.

10 sự kiện nổi bật về công nghệ tại Việt Nam trong năm 2017
WannaCry đã từng khiến cả thế giới phải điêu đứng

WannaCry đã làm đình trệ hoạt động của rất nhiều bệnh viện, doanh nghiệp, hệ thống giao thông, ATM… Đến tại thời điểm này, giới bảo mật vẫn chưa có đủ chứng cứ cần thiết để xác định chính xác kẻ đứng đằng sau vụ phát tán. Một số chuyên gia đã cho rằng loại mã độc này có nguồn gốc từ Triều Tiên.

Mạng Wi-Fi toàn cầu bị đe dọa

10 sự kiện nổi bật về công nghệ tại Việt Nam trong năm 2017

Hiện nay, đại đa số các kết nối Wi-Fi sử dụng WPA2, đây được xem như là giao thức mã hóa an toàn nhất thế giới. Thế nhưng, tới giữa tháng 10, giao thức này đã bị bẻ vỡ thông qua kỹ thuật tấn công Krack theo nghiên cứu từ chuyên gia Mathy Vanhoef. Điều này có nghĩa, nếu đang ở trong tầm phủ sóng của mạng Wi-Fi, hacker hoàn toàn có thể dễ dàng sử dụng kỹ thuật tấn công mới để lấy cắp các thông tinnhư mật khẩu, tin nhắn trò chuyện, email, ảnh… Nguy hiểm hơn, Hacker có thể giải mã kết nối Wi-Fi, chèn các loại virus cũng như mã độc để tấn công sâu hơn. Kể từ khi chuẩn bảo mật WEP bị phá vỡ 10 năm trước, thì đây là lần đầu tiên sau cả một thập kỷ, Wi-Fi mới lại bị đe dọa an toàn.

Google mua HTC, bước vào cuộc chiến phần cứng với Apple

Với hệ điều hành Android của mình, Google hiên đang dẫn đầu trong lĩnh vực phần mềm dành cho thiết bị di động với thị phần lên tới trên 70%, nhưng họ vẫn cần phải có một phần cứng đủ mạnh để có thể thực sự thống lĩnh thị trường smartphone. Ngày 20/9, Google đã chi 1,1 tỷ USD để mua một phần mảng kinh doanh điện thoại thông minh của thương hiệu HTC nhằm hiện thực hóa mục tiêu trên.

10 sự kiện nổi bật về công nghệ tại Việt Nam trong năm 2017
Thương vụ được xem như bước khởi đầu cho sự cạnh tranh sòng phỏng giữa Microsoft với Apple

Khác với lần mua Motorola năm 2012 là để sở hữu danh mục bằng sáng chế khổng lồ nhằm bảo vệ hệ điều hành Android trước những vụ kiện cáo của Apple hay Microsoft, lần này Google đã hạ quyết tâm trở thành một hãng phần cứng, cạnh tranh sòng phẳng với chính các đối tác sản xuất thiết bị Android, bao gồm có cả Samsung.

Huyền thoại công nghệ Steve Jobs từng chia sẻ rằng phần cứng và phần mềm chỉ có thể tạo ra tầm ảnh hưởng mang tính cách mạng chúng được phát triển song hành với nhau và nắm quyền kiểm soát chặt chẽ mọi thứ liên quan đến trải nghiệm của người dùng. Do đó, nếu Google tiếp tục chỉ tập trung vào hệ điều hành của mình, iPhone sẽ luôn là người chiến thắng thắng. Họ buộc phải tự thiết kế điện thoại mới có thể đấu ngang với Apple.

Một số bài viết Quý vị có thể tham khảo thêm:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *