Phân biệt khả năng chịu tải tĩnh và chịu tải động của tủ Rack

Một trong những thông số quan trọng của tủ rack, đó là khả năng chịu tải. Khi nhắc đến thông số này, ta nghĩ đến ngay về giới hạn tổng trọng lượng thiết bị mà tủ rack có thể chịu được. Tuy nhiên trên thực tế, thông số này gồm: khả năng chịu tải tĩnh và chịu tải động.

Các nhà sản xuất sẽ đặt ra quy định chính xác về khả năng chịu tải của tủ Rack. Nếu tổng số lượng thiết bị vượt quá giới hạn khả năng chịu tải của tủ, thì tủ chắc chắn sẽ bị biến dạng hoặc hỏng. Do đó, bài viết này, ta sẽ cùng tìm hiểu về khả năng chịu tải của tủ rack và phân biệt khả năng chịu tải động và tĩnh.

Khả năng chịu tải của tủ Rack là gì?

minh họa khả năng chịu tải của tủ rack

Khả năng chịu tải của tủ rack (load capacity) là một thông số kỹ thuật quan trọng thể hiện mức độ trọng lượng mà tủ rack có thể chịu đựng an toàn khi chứa các thiết bị mạng, máy chủ, và các thiết bị viễn thông khác. Khả năng chịu tải này được xác định dựa trên thiết kế cấu trúc và vật liệu chế tạo của tủ, và nó có thể được chia thành hai loại chính: khả năng chịu tải tĩnh và khả năng chịu tải động.

Khả năng chịu tải tĩnh

Khả năng chịu tải tĩnh là trọng lượng tối đa mà tủ rack có thể chịu được khi ở trạng thái tĩnh, tức là không di chuyển. Điều này thường liên quan đến các tình huống khi tủ rack được lắp đặt cố định tại một vị trí trong phòng máy chủ hoặc trung tâm dữ liệu. Khả năng chịu tải tĩnh phản ánh khả năng của tủ trong việc hỗ trợ trọng lượng của các thiết bị mà không gây ra biến dạng hay hư hỏng cấu trúc.

Ví dụ, nếu một tủ rack có khả năng chịu tải tĩnh là 1000 kg, điều này có nghĩa là khi các thiết bị được lắp đặt cố định bên trong tủ, tổng trọng lượng của chúng có thể lên tới 1000 kg mà vẫn đảm bảo tủ hoạt động an toàn và ổn định.

Khả năng chịu tải động

Khả năng chịu tải động là trọng lượng tối đa mà tủ rack có thể chịu được khi có sự di chuyển hoặc tác động lực động, chẳng hạn như khi tủ được di chuyển từ vị trí này sang vị trí khác trên bánh xe hoặc khi phải vấn đề rung động, chấn động trong quá trình vận hành. Khả năng chịu tải động thường thấp hơn khả năng chịu tải tĩnh do các lực động có thể gây ra những áp lực không đồng đều và nguy cơ cao hơn về biến dạng.

Ví dụ, nếu một tủ rack có khả năng chịu tải động là 600 kg, điều này có nghĩa là tủ có thể chịu được trọng lượng tối đa 600 kg trong khi di chuyển mà vẫn duy trì độ ổn định và an toàn cho các thiết bị bên trong.

Khi nào cần quan tâm khả năng chịu tải tĩnh và động?

Nếu trên thông số tủ rack chỉ có một mục ghi khả năng chịu tải thì đó là chỉ khả năng chịu tải tĩnh. Ta cần phải xem xét khả năng chịu tải tính và động khi:

  • Lắp đặt cố định: Đối với các ứng dụng yêu cầu tủ rack được lắp đặt cố định, chẳng hạn như trong các phòng máy chủ lớn hoặc trung tâm dữ liệu, khả năng chịu tải tĩnh là yếu tố quan trọng nhất cần được xem xét.
  • Di chuyển và linh hoạt: Trong các môi trường yêu cầu sự linh hoạt cao hoặc thường xuyên thay đổi vị trí thiết bị, chẳng hạn như các phòng thí nghiệm hoặc các dự án triển khai tạm thời, khả năng chịu tải động là yếu tố quan trọng cần quan tâm.

Nếu quả tải khả năng chịu tải của tủ Rack thì sẽ ra sao?

Bên trong tủ rack chứa rất nhiều thiết bị quan trọng, nếu khối lượng các thiết bị vượt quá khả năng chịu tải của tủ thì sẽ gây ra hậu quả biến dạng tủ hoặc thậm chí là hỏng tủ. Và tất nhiên nếu mà xảy ra tình trạng đấy thì bạn không muốn nghĩ đến đâu. Chắc chắn là các thiết bị sẽ bị ảnh hưởng.

Nếu chỉ vượt khả năng chịu tải của tủ Rack một chút thông thường tủ sẽ bị nút và biến dạng như hình sau:

ảnh tủ rack bị nứt

ảnh tủ rack bị vỡ

Tủ Rack MAXTEL – Hàng Cao Cấp, Chất Lượng

Tủ Rack Maxtel luôn chú trọng đến chất lượng sản phẩm tủ Rack tốt nhất, cao cấp nhất để khả năng chịu tải lớn và luôn đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Được làm bằng thép cán nguội cao cấp, với tấm tôn dầy 2.0mm nên khả năng chịu lực của tủ Rack MAXTEL luôn được đảm bảo.

BANNER TỦ RACK MAXTEL

Liên hệ nhận tư vấn sản phẩm tủ Rack, tủ mạng MAXTEL tại Viễn Thông Xanh ngay hôm nay để nhận ưu đãi hấp dẫn!