Ứng dụng của đường truyền cáp quang trong việc chẩn đoán y học

Ứng dụng của đường truyền cáp quang trong việc chẩn đoán y học

Đây là ứng dụng đường truyền cáp quang trong việc phối hợp hội chẩn giữa Việt Nam với các nước có ngành y học phát triển để nâng cao tính chính xác trong việc điều trị cho các bệnh nhân.

Ở châu Á hiện nay, kỹ thuật này chỉ mới được ứng dụng tại 3 nước bao gồm có: Nhật Bản, Trung Quốc và Việt Nam. Bệnh viện Chợ Rẫy chính là đơn vị đầu tiên của Việt Nam triển khai ứng dụng công nghệ này.

Trong những ngày qua, các chuyên gia Nhật Bản đã đến bệnh viện Chợ Rẫy để lắp đặt các hệ thống máy móc cũng như khảo sát trình độ của kỹ thuật viện, bác sĩ và tốc độ đường truyền dẫn. Đồng thời, chỉ trong 3 ngày đã thử nghiệm hội chẩn cho 40 ca bệnh thông qua hệ thống đường truyền này.

Ứng dụng của đường truyền cáp quang trong việc chẩn đoán y học
Các chuyên gia Nhật Bản sang Việt Nam để theo dõi và lắp đặt hệ thống

Theo đó, phía Nhật Bản sẽ gửi cho Bệnh viện Chợ Rẫy 20 mẫu bệnh phẩm và Bệnh viện Chợ Rẫy gửi cho phía Nhật Bản 20 mẫu bệnh phẩm thông qua hệ thống này để tiến hành trao đổi và hội chẩn từ xa. Kết quả hội chẩn của các bác sĩ tương thích nhau lên tới hơn 90%. Điều này cho thấy, trình độ của bác sĩ bệnh viện Chợ Rẫy tương ứng với trình độ của bác sĩ ở phía Nhật Bản và hoàn toàn có thể phối hợp ứng dụng công nghệ này.

Hội chẩn cho một bệnh nhân ở Nhật thông qua hệ thống cáp quang tại bệnh viện Chợ Rẫy.

Bác sĩ Trần Minh Thông – Trưởng Khoa Giải phẫu bệnh Pháp y tại Bệnh viện Chợ Rẫy cho biết: Công nghệ này có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc phối hợp với nước ngoài để chẩn đoán bệnh, góp phần giúp các chẩn đoán chính xác hơn và bệnh nhân có cơ hội được tiếp xúc với các chuyên gia nước ngoài, đặc biệt là trong những trường hợp khó và những ca bị ung thư.

Trước đây, nếu muốn hội chẩn một ca bệnh với nước ngoài phải gửi những hình ảnh bệnh nhân, hình ảnh giải phẫu bệnh qua đường email và phải mất khoảng thời gian ít nhất gần nửa tháng mới có kết quả trả lời. Việc gửi hình giải phẫu bệnh qua đường email vừa tốn thời gian vừa không đạt hiệu quả cao vì hình ảnh không thể chuyền tải 100% tình trạng cũng như biểu hiện của bệnh nhân. Cách làm việc này rất dễ có thể gây chẩn đoán không đúng hướng kiến việc chữa trị trở nên khó khăn hơn rất nhiều

Trong khi đó thông qua hệ thống này, các chuyên gia ở các nước trên thế giới có thể cùng hội chẩn một ca bệnh cũng như trực tiếp tiếp xúc với bệnh nhân và các mẫu bệnh phẩm mà không cần phải mất thời gian gửi các thông tin về ca bệnh qua lại.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *