Hub, Switch, Router giống nhau và khác nhau ở đâu? Lưu ý gì khi chọn mua Hub, Switch, Router
Ngày nay, hầu hết các router đều là thiết bị kết hợp nhiều chức năng thậm chí nó thể còn đảm nhận cả chức năng của switch và hub. Nhưng đôi khi router, switch và hub được kết hợp trong cùng một thiết bị như vậy với những ai mới làm quen với mạng thì rất dễ nhầm lẫn giữa chức năng của các thiết bị này. Vậy phân biệt chúng như nào? Khi nào dùng riêng và khi nào có thể kết hợp. Bài viết sau đây sẽ khiến cho các bạn hiểu rõ công dụng của chúng.
Hub là gì?
Thiết bị Hub được coi là một Repeater có nhiều cổng. Một Hub sẽ có từ 4−24 cổng và có thể còn nhiều hơn. Đa phần trong các trường hợp, Hub được sử dụng trong các mạng 10BASE-T hay 100BASE-T. Khi cấu hình mạng là hình sao (Star topology) thì Hub đóng vai trò là trung tâm của mạng. Với một Hub, khi thông tin vào từ một cổng sẽ được đưa đến tất cả các cổng khác.
Hub chia làm 2 loại là Active Hub và Smart Hub.
Active Hub là loại Hub được dùng phổ biến, được sử dụng để khuếch đại tín hiệu đến và cho tín hiệu ra những cổng còn lại, đảm bảo mức tín hiệu cần thiết và cần được cấp nguồn khi hoạt động.
Smart Hub (Intelligent Hub) là hub có chức năng tương tự như Active Hub, nhưng có tích hợp thêm chip có khả năng tự động dò lỗi cực kì hữu ích trong trường hợp dò tìm và phát hiện lỗi trong mạng.
Switch chia mạng là gì?
Switch mạng thường được mô tả như là một Bridge có nhiều cổng. Trong khi một Bridge có mỗi 2 cổng để liên kết được 2 segment mạng với nhau thì Switch có khả năng kết nối được nhiều segment mạng lại với nhau tuỳ thuộc vào số cổng (port) trên Switch.
Switch học và lưu trữ những thông tin của mạng thông qua các gói tin (Packet) mà nó nhận được từ các máy trong mạng. Switch sử dụng các thông tin đã học và lưu trữ để xây dựng lên bảng Switch, bảng này cung cấp thông tin giúp các gói thông tin đến đúng địa chỉ.
Trong các giao tiếp dữ liệu ngày nay, Switch thường có 2 chức năng chính là: Chuyển các khung dữ liệu từ nguồn đến đích và xây dựng các bảng Switch.
Switch hoạt động ở tốc độ cao hơn nhiều so với Repeater và nó có thể cung cấp nhiều chức năng hơn như khả năng tạo mạng LAN ảo (VLAN).
Router là gì?
Bộ định tuyến Router là thiết bị mạng lớp 3 của mô hình OSI (Network Layer). Router có thể kết nối hai hay nhiều mạng IP với nhau. Muốn làm như vậy các máy tính trên mạng phải “nhận thức” được sự tham gia của một router, nhưng đối với các mạng IP thì một trong những quy tắc của nó là mọi máy tính kết nối mạng đều có thể giao tiếp được với router.
Ưu điểm của Router: Xét về mặt vật lý, Router có thể kết nối với các loại mạng khác lại với nhau, từ những mạng Ethernet cục bộ tốc độ cao cho đến đường dây điện thoại đường dài có tốc độ chậm.
Tuy nhiên nhược điểm của Router là Router chậm hơn Bridge vì chúng đòi hỏi cần nhiều thời gian tính toán hơn để tìm ra cách dẫn đường cho các gói tin, đặc biệt khi các mạng kết nối với nhau không cùng tốc độ. Nếu một mạng hoạt động nhanh có thể phát các gói tin nhanh hơn nhiều so với một mạng chậm và có thể gây ra sự nghẽn mạng vì thế nên Router có thể yêu cầu máy tính gửi các gói tin đến chậm hơn. Một vấn đề khác là các Router có đặc điểm được chế tạo chuyên biệt theo giao thức , tức là cách một máy tính kết nối mạng giao tiếp với một router IP thì sẽ khác hoàn toàn với cách nó giao tiếp với một router Novell hay DECnet.Tuy nhiên hiện nay vấn đề này được giải quyết bởi một mạng biết đường dẫn của mọi loại mạng được biết đến, hầu như tất cả các router thương mại đều có thể xử lý nhiều loại giao thức chứ không chuyên biệt nhưng giá thành sẽ cao hơn
Công ty Cổ Phần Viễn Thông Xanh Việt Nam tự hào phân phối các dòng switch mạng của Cisco, Switch mạng Plannet, Switch mạng TP- Link với mọi chủng loại và đáp ứng được mọi yêu cầu khắt khe nhất của hệ thống. Quý khách có nhu cầu tìm hiểu thêm về switch mạng có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi để có thể được giải đáp 1 cách cặn kẽ nhất.
Xem thêm các bài viết khác: