Đôi nét về mạng viễn thông
Mạng viễn thông dường như là nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống của mọi gia đình hiện nay. Nếu bạn muốn lắp đặt mạng viễn thông cho gia đình mình thì cần tìm đến các cơ quan uy tín để đáp ứng nhu cầu sử dụng của mình nhé! Hãy cùng mình tìm hiểu bài viết dưới đây để biết rõ hơn về hệ thống mạng viễn thông và tầm quan trọng của nó trong thời đại hiện nay. .
Mạng viễn thông là gì?
Mạng viễn thông hay Networking là tập hợp các thiết bị kết nối với nhau thông qua hệ thống trung gian kết nối cho phép truyền thông giữa các thiết bị đầu cuối với quy mô toàn cầu.
Các thiết bị cơ bản để kết nối đến mạng Internet
Trước khi lắp đặt mạng viễn thông bạn cần nghiên cứu thật kĩ để lựa chọn các cơ sở uy tín với tốc độ phù hợp với mức chi phí đầu tư bạn bỏ ra. Hãy chắc chắn rằng bạn sẽ có những trải nghiệm tuyệt vời khi sử dụng hệ thống mạng tốt nhất. Dưới đây chúng tôi sẽ tổng hợp các thiết kế bị cần thiết để lắp đặt mạng viễn thông.
-
Modem
Modern là thiết bị quan trọng đầu tiên mà bạn cần quan tâm. Trước tiên bạn cần cắm dây cáp coaxial vào Modem và một dây mạng từ modem sang các thiết bị khác thì mới có mạng kết nối.
Tín hiệu truyền hình cáp là tín hiệu Analog. Các thiết bị điện tử dùng tín hiệu Digital nên nó sẽ không hiểu tín hiệu Analog khi bạn cắm dây TV vào máy tính. Cách giải quyết là bạn nên phiên dịch từ tín hiệu Analog sang Digital để máy tính có thể hiểu được thuật ngữ và ngôn ngữ máy. Do đó, modern đóng vai trò quan trọng để đảm nhận những vấn đề này.
Bạn lựa chọn modem càng đắt tiền thì nó sẽ bổ trợ nhiều tính năng, khả năng truyền tải dữ liệu nhanh hơn, cũng như tích hợp Wi-Fi.
2. Router
Router là công cụ chia một dây mạng ra nhiều cổng khác nhau. Tất cả các router hiện này đều là wireless router, đều có thể phát Wi-Fi, quản lý đường ra và vào của Internet, giúp quản lý chuyên nghiệp, cũng như mở và đóng cổng.
3. Switch chia mạng
Nó là thiết bị được dùng vào việc định tuyến hay nói rõ hơn, thiết bị này sẽ dựa vào các thuật toán đã cài đặt sẵn, các thông số cho trong giao thức cụ thể và các tham số trong nguồn dữ liệu để xác định, tạo ra một đường nối tạm với một thiết bị khác rồi trung chuyển dữ liệu đi.
Tổng hợp bộ phận, hạ tầng trong mạng viễn thông
• Các thiết bị mạng cơ bản: gồm các hệ thống mạng máy tính được kết nối dựa vào LAN, mạng WAN. Các mạng này được kết nối với nhau dựa trên hệ thống cáp mạng, hệ thống thiết bị đấu nối như: Router, Switch, Hub…
• Các hệ thống máy chủ, máy trạm: gồm những thiết bị riêng lẻ, các hệ thống máy chủ, máy trạm được đặt ở nhiều nơi. Hệ thống này sẽ giúp thông tin trong mạng được an toàn hơn, tránh gặp sự cố khi máy chủ trục trặc.
• Hệ thống lưu trữ dữ liệu: là kho lưu trữ thông tin mạng với nhiều dạng lưu trữ dữ liệu đa dạng: DAS, NAS, SAN, iSCSI SAN …
• Hệ thống quản trị mạng: gồm quản trị hệ thống mạng thông tin, quản trị hệ thống máy trạm, máy chủ, quản trị phần cứng phần mềm. Việc quản trị và kiểm soát hoạt động là một việc vô cùng quan trọng đối với bất cứ hệ thống mạng nào.
• Hạ tầng mạng: là các thành phần liên quan tới cơ sở hạ tầng phục vụ cho nhu cầu của hệ thống hạ tầng mạng thông tin.
Phướng thức kết nối mạng Internet phổ biến
CIT Designer xin giới thiệu tới bạn hệ thống mạng viễn thông nổi bật, cùng điểm qua những thông tin cung cấp dưới đây nhé!
Dial-up
VIệc kết nội mạng trong thời đại trước dường như rất khó khăn phải không? Đây chính là hệ thống mạng viễn thông được sử dụng trong những giai đoạn khi mà Internet chưa phát triển như ngày nay.
Cơ chế hoạt động của hình thức này dường như còn khá nhiều hạn chế, đặc biệt là về phần kết nối, do dùng chung đường dây điện thoại của nhà bạn để kết nối Internet, nó cần có một đường truyền ổn định, và mỗi khi chả may mà chuông điện thoại reo và mẹ bạn nhấc lên, ngay lập tức máy bạn sẽ mất kết nối Internet, rất phiền toái. Hơn nữa, dial-up có tốc độ truyền tải rất chậm tầm khoảng 50-60Kbps (8Kb=1KB)
Bên cạnh đó, dial-up cũng có một số ưu điểm là phương tiện cung cấp mạng dành cho những khu vực chưa có điều kiện tiếp cận các dịch vụ khác.
Digital Subscriber Line (DSL)
Đây là một phiên bản nâng cấp của Dial-up, sử dụng dây và cổng điện thoại bàn nhưng cùng với một số trang thiết bị đặc biệt giúp tăng tốc độ mạng đáng kể. Tuy nhiên, hệ thống này bị giới hạn về khoảng cách chỉ truyền được trong tầm 5-6km.
Mạng dây
Đây là phương thức kết nội mạng phổ biến hiện nay. Hệ thống kết nối 24/7, mạng dây không nâng cấp nhiều về phương thức kết nối, nhưng nó thiên hơn về phần cải thiện tín hiệu và tốc độ đường truyền. Nó có tốc độ truyền tải vào khoảng 1-10 Mbps tải lên và 6-100+ Mbps tải xuống, khá nhanh.
Cáp quang (Fiber)
Công nghệ truyền tải mạng này có một số đổi mới so với tất cả các công nghệ trước đó.
• Thay vì dùng dòng điện để truyền tải dữ liệu, công nghệ này dùng ánh sáng để truyền tải dữ liệu, do đó dữ liệu được truyền tải với tốc độ ánh sáng.
• Công nghệ này loại bỏ được tất cả các loại sự cố gây ra bởi điện như đoản mạch hay bởi bão từ của mặt trời.
Tuy nhiên, dây cáp quang trên thị trường hiện rất cao nên hình thức công năng này thường có mức đầu tư chi phí lớn.
Hệ thống cáp quang có 2 loại là Fiber-to-the-node (FTTN) và Fiber-to-the-premises (FTTP). FTTN là hệ thống dùng cáp quang để truyền tải dữ liệu từ nhà mạng đến một trung tâm xử lý tại một vùng bất kỳ, rồi từ đó, họ sẽ dùng dây cáp TV bình thường để truyền đến nhà bạn. Còn FTTP là khi nhà mạng dùng cáp Fiber nối trực tiếp từ nhà mạng đến nhà bạn, với tốc độ truyền tải cực kỳ nhanh.
Mạng vệ tinh
Mạng vệ tinh là hệ thống mạng được kết nối khi một chiếc vệ tinh sẽ phát ra tín hiệu từ ngoài vũ trụ vào thẳng chảo thu sóng và từ đó bạn sẽ có Internet. Khi sử dụng hệ thống mạng này, bạn có thể vào được mạng ở tất cả mọi nơi trên thế giới. Tuy nhiên, giá thành lại khá cao, tín hiệu không ổn định nên không được sử dụng rộng rãi.
Phân loại dịch vụ viễn thông
Dịch vụ viễn thông là dịch vụ truyền ký hiệu, tín hiệu, âm thanh, hình ảnh để trao đổi thông tin qua mạng viễn thông của các nhà cung cấp dịch vụ và cung cấp hạ tầng mạng.
Có 2 loại dịch vụ viễn thông đó là: dịch vụ viễn thông cố định và dịch vụ viễn thông di động.
Dịch vụ viễn thông cố định
– Dịch vụ điện thoại
• Dịch vụ điện thoại nội hạt: được kết nối trong một ranh giới hành chính là nội thành phố để phục vụ dịch vụ này được gọi là mạng điện thoại nội hạt.
• Dịch vụ điện thoại đường dài trong nước: được thiết lập thông qua mạng viễn thông liên tỉnh giữa một máy điện thoại thuộc một tỉnh này đến một máy điện thoại thuộc một tỉnh khác và ngược lại.
• Dịch vụ điện thoại quốc tế: Dịch vụ gọi điện thoại quốc tế mạng cố định và thông tin di động sử dụng công nghệ VoIP.
– Dịch vụ truyền số liệu
• Dịch vụ truyền số liệu được sử dụng để truyền số liệu giữa máy tính với máy tính, giữa các mạng máy tính với nhau; giữa máy tính (hoặc mạng máy tính) với các cơ sở lưu trữ dữ liệu (database) để tìm tin.
• Dịch vụ truyền số liệu đi trong nước và nước ngoài một cách nhanh chóng, chính xác.
– Dịch vụ truyền hình hội nghị
• Dịch vụ truyền tín hiệu đến một số điểm nhất định theo yêu cầu của khách hàng. Các chương trình này thường là cầu truyền hình tường thuật tại chỗ các sự kiện đang diễn ra như các lễ hội, các cuộc mittinh lớn có tính toàn quốc, các chương trình giao lưu, hội thảo.
– Dịch vụ thuê kênh
• Dịch vụ kênh thuê riêng là dịch vụ cung cấp kênh thông tin cho các tổ chức, cơ quan, đoàn thể hoặc doanh nghiệp
• Dịch vụ thuê kênh bao gồm: Thuê kênh viễn thông nội hạt , Thuê kênh viễn thông nội tỉnh, Thuê kênh viễn thông liên tỉnh, Thuê kênh viễn thông quốc tế, Thuê kênh để kết nối internet quốc tế.
– Dịch vụ Telex
• Dịch vụ thông tin truyền chữ trao đổi giữa các máy Telex tốc độ 400 chữ cái một phút, thông qua các máy Telex đầu cuối đấu vào trung tâm chuyển mạch. Nhà thuê bao Telex thường là các cơ quan, tổ chức và cá nhân có thiết bị đầu cuối đấu vào tổng đài Telex.
– Dịch vụ điện báo
• Dịch vụ điện báo là dịch vụ truyền đưa tin tức bằng chữ viết (viết tay, đánh máy hoặc in) từ cơ sở Bưu điện này đến cơ sở Bưu điện khác qua mạng điện báo của ngành Bưu điện. Điện báo được phân chia ra nhiều loại phù hợp với từng đối tượng phục vụ như sau: điện báo trong nước và điện báo quốc tế.
– Dịch vụ Facsimile (FAX)
• Dịch vụ Fax dùng để truyền đưa nguyên bản tin tức có sẵn trên giấy từ nơi này đến nơi khác qua thiết bị mạng viễn thông.
– Dịch vụ thông tin vệ tinh VSAT
• Thông tin vệ tinh VSAT được sử dụng như một hình thức mở rộng mạng viễn thông trong nước cho những vùng mà mạng viễn thông chưa thể đáp ứng được
– Dịch vụ tổng đài riêng
• Tổng đài phục vụ thông tin nội bộ và thường có một hoặc nhiều trung kế nối với tổng đài trung tâm để thực hiện các cuộc gọi vào ra với mạng công cộng.
Dịch vụ viễn thông di động
– Dịch vụ viễn thông di động mặt đất
• GSM là hệ thống thông tin di động vô tuyến hai chiều cho phép thiết bị di động nhận được cuộc gọi đến và gọi đi của bất kỳ máy nào thuộc mạng GSM hoặc mạng cố định. Hệ thống GSM với thiết bị kỹ thuật số hiện đại cùng độ bảo mật cao, chất lượng âm thanh tốt.
– Dịch vụ vô tuyến nội thị và dịch vụ di động nội tỉnh
• Cho phép thuê bao (cố định, di động) sử dụng dịch vụ trong giới hạn vùng đã đăng ký. Khi ở trong vùng đã đăng ký, các thuê bao có khả năng thông thoại với nhau và với tất cả các thuê bao mạng viễn thông trong nước và quốc tế.
– Dịch vụ GPRS
Đây là dịch vụ truyền số liệu chuyển mạch gói trên mạng điện thoại di động GSM bao gồm:
• Dịch vụ truyền số liệu, truy cập mạng nội bộ từ xa
• Dịch vụ truy nhập dịch vụ thuộc WAP trên nền GPRS.
• Dịch vụ truy nhập internet
• Dịch vụ truyền bản tin ngắn đa phương tiện bằng văn bản, hình ảnh, âm thanh.
• Các dịch vụ khác như email, giải trí, tìm tin, truyền ảnh động.
Mạng viễn thông và các dịch vụ viễn thông đang ngày càng phát triển mạnh mẽ, đem lại nhiều lợi ích cho cuộc sống của con người trong thời buổi các thiết bị công nghệ đang phát triển và là nhu cầu thiết yếu hiện nay.
Bài viết rất chi tiết ạ
Cảm ơn chị dã quan tâm ạ
Cảm ơn Viễn Thông Xanh đã chia sẻ những thông tin rất bổ ích này nhé
dạ cảm ơn chị ạ