Hộp phối quang ODF là một phụ kiện trong hệ thống mạng quang. Đây là một thiết bị thiết yếu và cực kỳ quan trọng để đảm bảo đường truyền dẫn quang luôn an toàn. Bài viết này, Viễn Thông Xanh xin giới thiệu tới bạn đọc chi tiết nhất để giải đáp các thắc mắc như: Hộp phối quang ODF là gì? Công dụng của ODF trong hệ thống mạng quang? Cấu tạo của ODF gồm những thành phần nào? Các loại hộp phối quang ODF hiện nay trên thị trường?
Mục Lục
Hộp phối quang ODF là thiết bị gì?
Hộp phối quang ODF trong tiếng anh là Optical Distribution Frame và còn được biết đến với tên gọi khác như giá phân phối cáp quang (ODF). Hộp phối quang là thiết bị có chức năng như là nơi để tập trung, bảo vệ các mối hàn cáp quang, phân phối các kết nối quang đến các thiết bị khác như modem quang hoặc bộ chuyển đổi quang điện( converter quang).
Hộp phối quang là thiết bị không ảnh hưởng trực tiếp đến tốc độ, băng thông, tín hiệu đường truyền dữ liệu trong hệ thống mạng quang nhưng lại là một thiết bị đóng vai trò cực kỳ quan trọng và không thể thiếu. Tại sao thiết bị này lại đóng vai trò quan trọng như vậy? Đó là bởi vì:
- Trong mạng quang thì không thể thiếu các mối nối sợi quang. Đây là thành phần rất dễ tổn thương trong hệ thống quang, do đó người ta cần phải sử ODF để bảo vệ các mối nối sợi quang này khỏi các tác động từ môi trường bên ngoài.
- Các mối nối sợi quang rất nhiều và thường xuất hiện tại các điểm chuyển tiếp dữ liệu. Do đó, để dễ dàng quản lý các mối nối này, người ta sử dụng hộp phối quang để quản lý tập trung các mối nối sợi quang một cách khoa học. Để khi xảy ra sự cố, bảo trì, mở rộng có thể dễ dàng thực hiện một cách nhanh chóng và chính xác.
Hộp phối quang nằm ở đâu trong hệ thống mạng quang?
Hộp phối quang thường được sử dụng để kết nối từ thiết bị phát tín hiệu quang (switch quang hoặc Modem quang) sang cáp quang hoặc ngược lại từ dây cáp quang sang thiết bị nhận tín hiệu quang hoặc bộ chuyển đổi quang điện.
Hộp phối quang được sử dụng nhiều nhất trong các tòa nhà và văn phòng thường được lắp ngoài trời hoặc trong phòng. ODF còn được sử dụng nhiều trong các trạm viễn thông, trung tâm dữ liệu và thường được lắp vào trong các tủ Rack cùng các thiết bị mạng và quang khác để dễ dàng quản lý.
Tại hộ gia đình chúng ta cũng có thể bắt gặp các hộp phối quang ODF khi các nhà ISP cung cấp dịch vụ mạng quang như FTTH. Bạn có thể bắt gặp các hộp phối quang được lắp trên cột điện hoặc treo tường.
Hộp phối quang gồm những thành phần gì hay cấu tạo hộp phối quang ODF?
Cấu tạo của hộp phối quang đầy đủ phụ kiện bao gồm những thành phần sau:
- Vỏ hộp
Vỏ hộp phối quang thì tùy vào dung lượng và nhu cầu sử dụng mà sẽ có nhiều loại khác nhau. Có loại vỏ bằng nhựa, có loại vỏ bằng thép.
Ví dụ: Ở trong nhà thì người ta hay dùng các hộp phối quang có dung lượng nhỏ như 2FO, 4FO, 8FO nhà và được làm bằng nhựa. Còn khi nhu cầu cao hơn hoặc dùng ngoài trời, ở nơi có điều kiện không ổn thì thì sẽ dùng các loại có dung lượng cao hơn như 12FO ,24FO ,48FO …. và thường được làm bằng thép để đảm bảo độ bền chắc.
Về phần thiết kế của vỏ hộp thì phụ thuộc khá nhiều vào mục đích sử dụng. Chẳng hạn như ODF treo trường thì sẽ có lỗ bắt vít ở mặt sau để cố định vào tường. ODF treo cột thì sẽ có đai đeo để cố định ODF vào thân cột. ODF trong nhà thì có thể thiết kế đơn giản hơn còn ODF ngoài trời thì có gioăng cao su để tránh sự thâm nhập của nước và côn trùng hoặc động vật gặm nhấm.
Đặc biệt có các loại ODF chuyên sử dụng để lắp đặt vào trong các tủ mạng thì sẽ có kích thước thích hợp theo tiêu chuẩn là 19Inch và có các thành phần để lắp gắn vào tủ mạng.
- Phụ kiện trong vỏ hộp
Một hộp phối quang (ODF) đầy đủ phụ kiện phải bao gồm bên trong nó là: Khay hàn quang, ống co nhiệt , đầu nối quang Adaptor, dây hàn quang Pigtal và ốc vít gắn hộp phối quang(ODF) vào tủ, tường…
Xem thêm bài viết: Cấu tạo chi tiết hộp phối quang ODF
Hộp Phối quang (ODF) được sử dụng như thế nào?
Hộp phối quang (ODF) chứa các dây nối quang ( Fiber optical pigtail) và các mối hàn cáp quang bên trong nó, Khi lắp đặt, một đầu của dây nối quang pigtail sẽ hàn vào sợi cáp quang, đầu còn lại của dây nối quang pigtail thì được cắm vào các đầu nối quang (Adaptor), để rồi dây nhảy quang (optical patchcord) nối từ các Adaptor tới các thiết bị quang.
Hộp phối quang có những loại nào hiện nay?

Hộp phối quang (ODF) hiện nay rất đa dạng, tùy vào từng mục đích sử dụng mà sẽ có từng loại ODF riêng. Dưới đây là các loại hộp phối quang hay gặp và được sử dụng rộng rãi nhất:
- Hộp phối quang ODF ngoài trời: Đây là loại ODF được thiết kế chuyên dụng để khai thác trong môi trường ngoài trời. Bạn sẽ hay bắt gặp ODF ngoài trời tại các cột điện hoặc được treo tường bên ngoài các tòa nhà hoặc nằm trong các tủ ODF tổng đặt dưới mặt đất bên ngoài trời.
- Hộp phối quang ODF trong nhà: Đây là loại ODF được thiết kế chuyên dụng để lắp đặt trong nhà có mái che chắn. ODF trong nhà thường được treo tường.
- Hộp phối quang ODF lắp rack: Đây là loại ODF được thiết kế với chiều ngang bằng 19 inch và chiều cao từ 1U đến 2U để lắp đặt trong tủ mạng, tủ rack.
- Tủ ODF tổng: Đây là một loại đặc biệt được thiết kế để đựng các ODF lắp rack tập trung.
Thương hiệu ODF nổi tiếng tại Việt Nam
Tại Việt Nam hệ thống mạng quang đang ngày càng phát triển, chính vì vậy thiết bị ODF có nhu cầu ngày càng tăng và kéo theo có rất nhiều hãng sản xuất khác nhau từ hàng nhập khẩu đến hàng sản xuất trong nước.
Nếu kể đến các thương hiệu hộp phối quang ODF chất lượng nhất thì có lẽ đây là 4 cái tên hàng đầu: Hãng Commscope, hãng Alantek, hãng Legrand, hãng MAXTEL. Đây đều là các thương hiệu được sử dụng rộng rãi trong các công trình lớn nhỏ trên khắp cả nước.
Nếu đang cần tìm một sản phẩm hộp phối quang ODF tốt thì mình khuyên bạn nên ưu tiên lựa chọn 4 hãng này.
Kết Luận:
Trên đây là các thông tin chi tiết và cụ thể nhất về phụ kiện quang – Hộp Phối Quang ODF. Mình đã giới thiệu chi tiết từ cấu tạo, công dụng và vai trò của thiết bị ODF trong hệ thống mạng quang ra sao. Mình tin rằng qua bài viết này bạn đã thấy rõ được tầm quan trọng của hộp phối quang trong việc bảo vệ và hỗ trợ quản lý mối nối sợi quang.
Nếu bạn đang tìm hiểu ODF về thì hãy lưu ý giúp các đặc điểm cần phải xem đến khi lựa chọn ODF như sau: Đầu tiên là lựa chọn ODF phù hợp với môi trường khai thác (trong nhà, ngoài trời hay lắp rack); Thứ hai là lựa chọn ODF với số lượng mối nối sợi quang cần quản lý là bao nhiêu? Thứ ba là chất liệu vỏ ODF bằng nhựa hay thép.
Nắm vững 3 đặc điểm cơ bản trên là bạn đã có thể tự tin lựa chọn ODF phù hợp cho hệ thống mạng của mình rồi. Nếu bạn vẫn chưa chắc chắn thì hãy liên hệ với đội ngũ kinh doanh của Viễn Thông Xanh, mình sẽ giúp bạn lựa chọn loại ODF tốt nhất và tiết kiệm nhất với hệ thống mạng cho bạn.
Viễn Thông Xanh là đơn vị cung cấp các sản phẩm thiết bị quang, phụ kiện quang chính hãng. Trong đó các sản phẩm ODF tại Viễn Thông Xanh là mặt hàng sản phẩm được quý khách hàng yêu thích hàng đầu. Với đầy đủ các loại ODF từ các thương hiệu khác nhau, VTX sẵn sàng phục vụ khách hàng nhanh nhất và tốt nhất!
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết chia sẻ về Hộp Phối Quang ODF – Phụ kiện quang không thể thiếu trong hệ thống mạng quang. Xin chào và hẹn gặp lại các bạn trong các bài viết tiếp theo trên Viễn Thông Xanh!
Xem thêm các bài viết hay về hộp phối quang ODF:
Chất lượng hộp phối quang ODF quyết định bởi tiêu chuẩn kỹ thuật nào?
Bảng báo giá Hộp phối quang ODF 4FO, 8FO, 16FO, 24FO, 48FO các loại
Pingback: Hồng Đăng
Bài viết chưa được chi tiết lắm, rất mong VTX sẽ bổ sung thêm thông tin
Dạ bên em sẽ bổ sung thông tin chi tiết hơn, cảm ơn chị đã góp ý ạ