Hướng dẫn lắp patch panel vào tủ rack sao cho đúng và chính xác

Tại sao cần sử dụng Patch Panel trong Tủ Rack

Hệ thống mạng máy tính chuyên nghiệp của một doanh nghiệp lớn thường có phòng server riêng. Ở phòng server này có chứa các tủ rack, trong đó có chứa các máy server, KVM switch (có tác dụng để điều khiển nhiều máy server với một monitor), firewall, switch, router,…và một thiết bị không thể thiếu là patch panel.

patch panel có tác dụng quản lý

Như chúng ta biết, thông thường thì khi nối mạng các máy tính với nhau giữa các tầng của tòa nhà, ta thường hay kéo cáp mạng trực tiếp (sử dụng đầu nối RJ45) nối từ switch của phòng server tới các switch của mỗi tầng (hay còn gọi là switch tầng), rồi từ switch tầng kéo cáp đến outlet của từng phòng để người dùng máy tính sử dụng.

Nhưng thường chỉ sau một thời gian, các đầu nối RJ45 cắm trực tiếp vào switch trong phòng server thường sẽ bị oxy hóa làm cho việc chuyển tải tín hiệu bị chập chờn, gián đoạn, ảnh hưởng đến hoạt động chung của hệ thống mạng. Để giúp dễ dàng hơn trong việc quản lý, kiểm tra tín hiệu mạng, cũng như giúp hệ thống dây được gọn gàng, thẩm mỹ hơn, người ta phải dùng đến các patch panel để giải quyết các vấn đề này.

Các loại Patch Panel lắp trong tủ Rack

Về cơ bản thì Patch Panel gắn tủ rack bao gồm cả Patch panel dùng cho quản lý sợi quang và Patch Panel dùng cho quản lý cáp mạng với mục đích sử dụng khác nhau.

Hiện nay, Patch Panel lắp rack thường là loại thanh quản lý cáp ngang được thiết kế tiêu chuẩn với chiều dài 19 Inch. Tùy vào số lượng kết nối yêu cầu khác nhau sẽ có 2 loại chính:

  • Patch Panel 24 Port (chiều cao 1U)
  • Patch Panel 48 Port (chiều cao 2U)
kích thước của Patch Panel 24 port
kích thước của Patch Panel 24 port

Với thanh quản lý cáp mạng có loại dành cho Cat5e, Cat6, Cat6a, Cat7 nhưng nhìn chung cấu trúc của chúng đều tương tự nhau và chỉ khác phần nhân mạng được lắp đặt trong từng thanh quản lý cáp. Loại Patch Panel Cat6 là loại hay được sử dụng nhiều nhất hiện nay!

kích thước giữa 2 thanh ngang trong tủ rack
kích thước giữa 2 thanh ngang trong tủ rack

Trong một số trường hợp số ít, có thể sử dụng lắp đặt Patch Panel dọc. Loại này thường rất hiếm khi dùng bởi vì hiện nay thanh quản lý cáp ngang vẫn là lựa chọn hàng đầu dành cho tủ rack.

Các bước lắp đặt Patch Panel vào tủ Rack

Để thuận tiện cho việc hình dung các bước lắp đặt Patch Panel tốt nhất. Hãy theo dõi video hướng dẫn lắp đặt dưới đây rồi đọc phần mô tả các bước chi tiết phía dưới để có cái nhìn chi tiết nhất:

Dưới đây là các bước tiến hành lắp đặt Patch Panel:

Chuẩn bị

  • Xác định số lượng và kích thước Patch Panel cần lắp đặt: Cần phải xem xét tủ rack có bao nhiêu giá đỡ, bao nhiêu thiết bị để xác định số lượng Patch panel và kích thước Patch Panel cho phù hợp.
  • Chuẩn bị dụng cụ cần thiết: chuẩn bị các dụng cụ như Cờ lê để siết chặt đai ốc lục giác vào Bu lông nhằm cố định Patch Panel vào 2 thanh dọc cố định 2 bên cửa trước trong tủ Rack, Punch Down Tool để cố định cáp vào rãnh mặt sau của Patch panel.

Trước khi đi vào kỹ thuật lắp đặt thanh quản lý cáp, cũng xin được nói thêm, hệ thống mạng có patch panel thường được đấu nối với cơ chế như sau:

Từ switch trên các tầng, cáp mạng sẽ được kéo đến mặt sau của patch panel, rồi lại từ mặt trước của patch panel đến switch trong phòng server. Sau khi đã xong tất các bước chuẩn bị, có thể thực hiện các bước lắp đặt patch panel.

Các bước tiến hành:

Bước 1: Cố định cáp mạng từ switch tầng vào mặt sau của patch panel

chú ý lắp đặt Patch panel

Với các patch panel, mặt trước là các Jack để cắm các đầu RJ45 (được cắm từ patch panel tới switch trong phòng server), phía sau (tương ứng với các jack cắm RJ45 của mặt phía trước) là các rãnh có tác dụng cố định cáp mạng kéo từ switch tầng đến.

đi dây trong patch panel

Thao tác cố định cáp mạng vào các rãnh này cũng giống như cách cố định cáp mạng vào các modular jack mà ta vẫn thường làm. Thông thường mặt sau của patch panel có nhãn ghi thứ tự màu của chuẩn 586A hoặc 586B và số thứ tự port. Do đó nếu chúng ta sử dụng chuẩn 586B để bấm cáp mạng, thì khi nhấn cáp mạng vào rãnh cũng phải sử dụng chuẩn 586B.

để ý chuẩn bấm mạng khi lắp đặt patch panel

Chú ý: trong việc nhấn cáp mạng vào rãnh, để lưỡi dao của dụng cụ punch down tool hướng ra bên ngoài để cắt các dây dư thừa và sau đó có thể dùng dây thít buộc các dây cáp mạng lại cho gọn gàng.

 Bước 2: Bắt patch panel vào 2 thanh phía trước của tủ rack

Gắn Patch Panel vào tủ rack

Khi mua patch panel về, thông thường ở 4 góc của patch panel sẽ có 4 lỗ để bắt bu lông cố định patch panel vào 2 thanh phía trước của tủ mạng rack. Ở bước này, ta có thể dùng tay để siết đai ốc vào bu lông, hoặc sử dụng thêm cờ lê để siết thật chặt đai ốc giúp cho hệ thống trở nên chắc chắn và đảm bảo an toàn về lâu dài.

Bước 3: Cắm cáp mạng từ mặt trước của patch panel tới các port của switch

Tại bước này, ta có thể tự bấm cáp mạng để cắm từ switch đến patch panel, nhưng như đã nói ở, để tín hiệu luôn hoạt động ổn định, nên mua cáp mạng cắm từ patch panel đến switch, vì cáp mạng loại này được đúc sẵn 2 đầu và còn được tráng sẵn thêm một lớp bảo vệ chống oxy hóa.

Cắm cáp mạng từ mặt trước của patch panel tới các port của switch

Với một hệ thống mạng có sử dụng patch panel ở phòng server, ta thấy việc quản lý sẽ trở nên dễ dàng và thuận tiện hơn. Trong trường hợp nếu có di chuyển thiết bị, ta chỉ việc kéo cáp mạng từ patch panel đến vị trí mong muốn.

Xem thêm các bài viết hay khác:

Hướng dẫn làm mát cho hệ thống tủ rack

Những phụ kiện của tủ rack không thể thiếu (phần 1)

12 bình luận trên “Hướng dẫn lắp patch panel vào tủ rack sao cho đúng và chính xác

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *