Tại sao Cáp Quang lại ở dưới biển thay vì trên cạn?

Đứt cáp quang biển là nỗi ám ảnh với người dùng mạng Internet tại Việt Nam và cả thế giới hiện nay. Mặc dù thế giới đang phát triển và tiến tới hệ thống mạng không dây nhưng sự kết nối không dây đó đều phụ thuộc vào hệ thống cáp quang dưới lòng đại dương.

Và chắc hẳn bạn đã từng hỏi: Tại sao cáp quang lại ở dưới biển mà không phải trên cạn để tránh bị hỏng? Hãy cùng mình tìm hiểu qua bài viết này ngay sau đây nhé!

Cáp quang dưới biển có cấu tạo như thế nào?

Cấu tạo cáp quang dưới biển

Cáp quang ngầm dưới biển thường là loại cáp quang Singlemode với 1 lõi đơn bằng sợi thủy tinh và được bảo vệ bởi các lớp bọc Gel silicon, nhựa HDPE, lớp bện sợi thép bằng, đồng và Nylon, lớp dầu chống ẩm.

Cấu trúc này cho phép bảo vệ lõi dẫn của cáp trong môi trường khắc nghiệt như dưới lòng đại dương khỏi sự tấn công của động vật hoang dã, mỏ neo hay điều kiện thời tiết và sự xâm nhập của nước biển.

Cáp quang vượt biển được con người đưa vào sử dụng đã hơn 150 năm và đã trở thành mạch máu để kết nối dữ liệu trên khắp thế giới.

Cách lắp đặt và sửa chữa cáp quang dưới biển

Cách lắp đặt cáp quang dưới biển

Cáp quang dưới biển được lắp đặt bằng cách sử dụng Tàu chuyên dụng. Các con tàu này được thiết kế riêng biệt với mục đích để lắp đặt hệ thống cáp mạng dưới biển.

Chúng có thể mang hàng ngàn cáp quang trong mỗi lần vượt biển và trang bị các trang bị đặc biệt như máy cày để luồn và lắp đặt cáp quang.

Sửa chữa cáp quang dưới biển

Mặc dù công nghệ cáp quang đang phát triển mạnh mẽ đem lại chất lượng và cách thức lắp đặt an toàn và dễ dàng hơn. Nhưng không thể tránh khỏi sự cố và cần phải sửa chữa khắc phục cáp quang ngầm.

Công việc sửa chữa cáp quang biển không phải là một việc dễ dàng và thực sự phải nói là khó khăn. 

Với độ sâu dưới 150m thì chỉ cần thợ lặn để tiến hành sửa chữa và nó cũng chẳng dễ dàng. Do đó với những khu vực đi cáp quang có độ sâu lớn cần phải sự tham gia của các tàu ngầm chuyên dụng và tiền hành trong một thời gian dài với chi phí đắt đỏ.

Tại sao Cáp quang lại ở dưới biển?

Tại sao cáp quang lại ở dưới biển

Cáp quang ngầm có tốc độ truyền dẫn dữ liệu gần đạt tới tốc độ ánh sáng do đó mặc dù có thể dử dụng tín hiệu vệ tinh nhưng con người không làm thế!

Các sự cố đứt cáp quang biển diễn ra liên tục với các bản tin như: cá mập đứt cáp quang, đường dây cáp quang biển gặp sự cố, khắc phục sự cố cáp quang có thể phải kéo dài,… xuất hiện trên mặt báo liên tục.

Vậy tại sao lại không xây dựng đường truyền cáp quang trên cạn? Tại sao không sử dụng các loại cáp quang treo ADSS hoặc cáp quang luồn cống để đi đường dây? Có một thực tế là theo nghiên cứu khoa học chỉ ra thì việc đi cáp quang trên cạn cũng gặp nguy cơ về các sự cố tương đương với dưới biển.

Đến đây mình chắc là sẽ có người thắc mắc: nhưng mà nếu ở trên cạn thì sẽ dễ dàng sữa chữa hơn chứ? Nhưng phần lớn lục địa trên thế giới này bị ngăn cách nhau bởi biển và nếu như đi cáp quang trên cạn bạn vẫn sẽ cần phải vượt biển và khoảng cách đường truyền sẽ dài hơn rất nhiều.

Khoảng cách dài kéo theo là thời gian truyền dẫn sẽ bị kéo dài ra và trên lục địa chúng ta cũng có những chỗ rất khó để kiểm soát và mất thời gian để sửa chữa các sự cố.

Đến đây mình chắc bạn đã hiểu tại sao mà người ta lại lựa chọn cáp ngầm dưới đại dương thay vì trên cạn.

5 sự thật bất ngờ về cáp quang dưới biển

1. Tuổi thọ cáp quang dưới biển chỉ đạt 25 năm

Theo tuổi thọ lý thuyết thì cáp quang dưới biển có thể khai thác trong khoảng 40 năm đến 60 năm. Tuy nhiên trên thực tế con số này chỉ dừng lại ở khoảng 25 năm mà thôi.

Tuổi thọ này thấp hơn là bởi vì lý do như sau:

– Công nghệ phát triển và con người cần nâng cấp cơ sở cáp quang để đáp ứng nhu cầu. Do đó mà cần phải thay thế các cáp quang cũ không đáp ứng và lỗi thời.

2. Cáp quang ngầm có tốc độ nhanh hơn nhưng rẻ hơn vệ tinh

Cáp quang ngầm có tốc độ nhanh hơn và rẻ hơn vệ tinh

Mặc dù vệ tinh có thể làm trung gian để truyền dẫn tín hiệu tuy nhiên con người vẫn phụ thuộc vào cáp quang bởi vì tốc độ và chi phí của nó rẻ hơn vệ tinh.

3. Làm tê liệt mạng internet thế giới dễ dàng

Có thể bạn không biết nhưng nếu bạn mặc một bộ đồ lặn và sử dụng thiết bị cắt cáp quang để cắt đứt các đường cáp quang quốc tế thì mạng lưới mạng internet thế giới sẽ gặp vấn đề lớn.

4. Cá mập đang cố cắn cáp quang

Cá mập cắn cáp quang

Vẫn chưa có lý do chính thức nào để giải thích cho việc tại sao cá mập lại cố cắn cáp mạng cáp quang. Tuy nhiên các nhà khoa học đưa ra giả định có thể là do sự phản ứng với điện trường của cáp hoặc chỉ đơn giản vì cá mập tò mò.

5. Việc tái chế cáp quang biển

Có thể các bạn không biết nhưng các chi phí sửa chữa, nâng cấp và bảo dữa các đường cáp quang biển rất lớn. 

Và một đường truyền cáp biển hoạt động trong thời gian dài không mang lại được lợi ích kinh tế lớn hơn chi phí sửa chữa và bảo dưỡng hoặc chi phí thương mại không đáng kể thì nó sẽ sớm bị dừng hoạt động.

Thậm chí là người ta sẽ không thu hồi đường dây đã dừng hoạt động và tái chế nó bởi vì chi phí bỏ ra để làm điều này rất tốn kém mặc dù đồng rất có giá trị.

Và mặc dù việc để lại các cáp quang biển xuống cấp dưới biển trong thời gian dài có thể gây ảnh tiêu cực thì việc đào lên cũng gây xáo trộn môi trường sinh hoạt của động vật biển.

Mong rằng sau này con người sẽ có công nghệ và giải pháp tốt hơn để tái chế sử dụng cáp quang biển.

Lời kết:

Cáp quang biển đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo kết nối Internet trên khắp thế giới này. Mong rằng bài viết này đã giải đáp được thắc mắc của các bạn về việc: “ Tại sao cáp quang lại ở dưới biển”.

Mọi thắc mắc hoặc góp ý vui lòng để lại dưới phần bình luận để mình phản hồi nhanh nhất. Xin cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết!

Xem thêm bài viết:

Sửa tuyến cáp biển AAG từ ngày 21/01/2018 – Internet từ TPHCM đi quốc tế sẽ bị ảnh hưởng

Cáp quang biển AAG đã được sửa xong, Internet Việt Nam đi quốc tế trở lại bình thường

Tuyến cáp biển APG đã được sửa xong sớm hơn với dự kiến ban đầu

Những điều cần biết về cáp quang biển AAG

Tìm hiểu về cáp quang biển và chuyện đứt cáp biển tại Việt Nam

Hướng dẫn cách cuộn cáp quang không bị xoắn

tác giả Nguyễn Thanh Hùng
TP. Marketing at Công ty cổ phần Viễn Thông Xanh Việt Nam | + posts

Chuyên gia tại Vienthongxanh.vn, giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực Networks, System, Security và giải pháp CNTT. Luôn tìm hiểu, mày mò về xu hướng mới của thiết bị mạng như Wi-Fi, router, switch, firewall, NAS cùng nhiều giải pháp công nghệ tiên tiến.

11 bình luận trên “Tại sao Cáp Quang lại ở dưới biển thay vì trên cạn?

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

[x]
TỦ RACK MAXTEL