6.Side Panels (Tấm mặt bên)
Các tấm mặt bên của tủ mạng giúp bảo vệ máy chủ và các thiết bị bên trong tủ. Khách hàng có thể chọn 3 loại tấm mặt bên khác nhau:
Tấm mặt bên kín có thể mở: được sử dụng khi khách hàng có nhu cầu tiếp cận các thiết bị hoặc ghép các tủ rack lại với nhau. Trong trường hợp khách hàng nhiều hơn 2 tủ rack, họ sẽ chỉ cần một tấm trái và tấm phải cho 2 điểm đầu và điểm cuối của dãy tủ mạng. Các tấm mặt bên đều có then chốt ở mặt trước và hoàn toàn có thể tháo ra một cách dễ dàng. Khi tháo then chốt, các tấm mặt bên sẽ mở ra, từ đó mỗi tấm mặt bên có thể mở sẽ chiếm thêm 75 inch chiều rộng cho tủ mạng. Vì vậy, khách hàng cần ghi nhớ chi tiết này khi tính toán kích thước của phòng chứa tủ sao cho hợp lý.
Tấm mặt bên kín cố định: Đây là một lựa chọn giúp tiết kiệm tương đối về mặt chi phí dành cho những khách hàng không có nhu cầu tiếp cận các thiết bị mạng bên trong tủ hay chỉ cần sử dụng 1 tủ mạng và không có kế hoạch mở rộng hay ghép thêm tủ mạng trong tương lai.
Tấm có lỗ thoáng: tương tự 2 loại kia nhưng được đục lỗ để thoáng khí cũng như giúp tủ rack giảm nhiệt độ khi hoạt động
7.Đế chống trượt
Được sử dụng cho các loại tủ có khối lượng vượt mức trung bình để giúp cho tủ mạng được chắc chắn và vững chãi
8.Bánh xe
Bánh xe sẽ được lắp ở đáy tủ rack nhằm giúp việc di chuyển tủ trong trung tâm dữ liệu trở nên dễ dàng hơn. 2 trong số 4 bánh xe của tủ mạng có thể khóa loại để cố định tủ lại tại những vị trí theo nhu cầu của khác hàng.
9.Quạt thông gió
Sử dụng quạt thông gió là thiết bị tốt nhất để duy trì nhiệt độ an toàn cho các thiết bị hoạt động bên trong tủ mạng. Các quạt thông gió này sẽ được lắp trên tấm nóc của tủ nhằm để điều phối luồng giá nóng ra bên ngoài tủ rack.
Quạt thông gió hoạt động hiệu quả khi có thể điều phối luồng khí nóng ra bên ngoài tủ và luồng khí mát từ phía đáy tủ vào bên trong. Một chiếc quạt thông gió thông thường có thể đạt tốc độ lên tới 550 CFM(tốc độ trao đổi khí) và sử dụng nguồn điện 1 pha 50/60Hz.
10.Các loại khay tiêu chuẩn trong tủ mạng
Thông thường theo kinh nghiệm của những người có kinh nghiệm lâu năm khi sử dụng và lắp đặt tủ rack thì đối với tất cả các tủ 4 cánh thì khay nên có chiều sâu thấp hơn chiều sâu của tủ khoảng 6 inch. Bằng phương pháp này khách hàng có thể ước tính được chiều sâu của khay phù sao cho hợp nhất với tủ mạng đã chọn. Ngoài ra, khách hàng cũng cần phải lưu ý các giá treo thường được đặt tại vị trí có khoảng cách thấp hơn so chiều sâu thực tế bên trong tủ.
-Khay có thể điều chỉnh
Về cơ bản thì loại khay này gắn với 4 thanh tiêu chuẩn của tủ mạng 4 cánh. Tuy nhiên sự khác biệt chính giữa 2 loại khay này là khả năng có thể tùy ý điều chỉnh chiều sâu thấp hơn và cao hơn 4 inch. Ví dụ như loại khay điều chỉnh 18 inch có thể gắn lên các cổng có chiều sâu từ 14 cho tới 22 inch.
Giới hạn cân nặng: 6,8 kg
-Khay trượt ra
Đây là loại khay đặc biệt hữu dụng cho việc bố trí các thiết bị có nhu cầu tiếp cận thường xuyên mà không được gắn cố định trong tủ mạng. Loại khay này cũng được lắp trên 4 thanh tiêu chuẩn của loại tủ 4 cánh.
Giới hạn cân nặng: 6,8kg
-Khay đục lỗ đỡ các thiết bị nặng
Đây là loại khay có thiết kế để đáp ứng các nhu cầu đặc biệt. Loại khay này chiếm chọn 1U (1.75 inch) không gian tủ và có khả năng đỡ các thiết bị có trọng lượng lên tới 136 kg. Ngoài ra, khay này cũng được gắn với 4 thanh tiêu chuẩn của tủ mạng 4 cánh.
Giới hạn cân nặng: 13,6kg
-Khay cố định
Loại khay này được gắn cố định với 4 thanh tiêu chuẩn của tủ mạng 4 cánh. Do kết cấu đơn giản, khay cố định thường chiếm chưa đến 1U không gian tủ.
Giới hạn cân nặng: 6,8 kg
-Khay bàn phím trượt
Đây là loại khay đặc biệt được thiết kế để sử dụng với tủ mạng khi có nhu cầu dùng đến bàn phím. Loại khay này cũng được gắn với 4 thanh tiêu chuẩn của tủ 4 cánh.
Giới hạn cân nặng: 3,4kg
-Khay phẳng đục lỗ
Loại này giống các khay tiêu chuẩn khác,trên khay có các lỗ giúp điều hòa không khí giữa các khau với nhau cũng như trong không gian của tủ. Khay này cũng được lắp trên 4 thanh tiêu chuẩn của tủ 4 cánh.
Giới hạn cân nặng: 6,8 kg
-Khay bàn phím trượt có thể xoay
Được thiết kế đặc biệt phù với các bàn phìm có kích thước tiêu chuẩn, người dùng hoàn toàn có có thể xoay khay theo hướng tùy ý. Loại khay này cũng được gắn với tất cả 4 thanh tiêu chuẩn của tủ 4 cánh.
Giới hạn cân nặng: 7,2kg
11.Các loại khay giá đỡ
Khay giá đỡ đục lỗ: Loại khay này có thêm lỗ thông gió giúp lưu thông không khí cho các thiết bị trong tủ mạng và cũng được gắn với cả 2 thanh tiêu chuẩn của tủ open rack 2 cánh.
Khay giá đỡ: được thiết kể gắn với cả 2 thanh tiêu chuẩn của tủ Open rack 2 cánh
Khay giá đỡ gắn ở giữa: được thiết kế giúp phân phối đều trọng lượng lên cả 2 thanh tiêu chuẩn của tủ open rack 2 cánh.
>Một số bài viết liên quan:
Những phụ kiện của tủ rack không thể thiếu (Phần 1)
Những phụ kiện của tủ rack không thể thiếu (phần 3)
Sai lầm thường gặp khi lựa chọn tủ rack
Hướng dẫn chọn patch panel chuẩn và chính xác
Nguyễn Anh Tuấn là nhà sáng lập trang web Vienthongxanh.vn. Anh ấy đang là chuyên gia với 10 năm kinh nghiệm về lĩnh vực thiết bị mạng, thiết bị viễn thông với các chứng chỉ được Cisco cấp như CCNA 200-301, CCNP, CCDA, CCDP. Là một người yêu thích công nghệ, ham học hỏi và thích chia sẻ kiến thức