Tiêu chuẩn kỹ thuật cáp quang Single mode sản xuất tại Việt Nam

Tiêu chuẩn kỹ thuật cáp quang single mode✅

Thân chào độc giả Viễn Thông Xanh!

Như các bạn đã biết, cáp quang có 2 loại chính là cáp quang Single mode (SM)cáp quang Multimode (MM), và hiện nay cáp quang single mode được sản xuất chủ yếu tại Việt Nam bởi các nhà máy như Vinacap, M3 Viettel, Telvina, Vina OFC, Sacom, Postef.. Tất cả cáp quang sản xuất tại Việt Nam đều có sử dụng chung tiêu chuẩn quốc tế của nghành Viễn Thông và đáp ứng các tiêu chuẩn riêng ở Việt Nam.

Bài viết này Viễn Thông Xanh sẽ nói về các tiêu chuẩn kỹ thuật chung cho từng loại cáp quang phổ biến, lưu ý đây là tiêu chuẩn chung của các loại cáp, tùy vào mục đích sử dụng và đơn hàng cụ thể có thể sản xuất theo các tiêu chuẩn riêng theo yêu cầu của khách hàng.

Và bài viết này viết về loại cáp quang single mode, dạng ống đệm lỏng cụ thể là mình lấy tiêu chuẩn kỹ thuật của nhà máy Vinacap – Nếu quý bạn và các vị chưa rõ về cáp quang Single mode và công nghệ ống đệm lỏng vui lòng tham khảo bài viết khác trên mục tin tức của vienthongxanh.vn

Đặc điểm chung: Cáp thông tin sợi quang loại sợi đơn mode (single mode) có nhồi dầu chống ẩm bên trong ống đệm lỏng, có màng ngăn ẩm, có một hoặc hai lớp vỏ bảo vệ HDPE, Bao gồm các loại cáp như: Cáp treo phi kim loại – ADSS, cáp chôn trực tiếp có băng thép nhăn – DB, cáp kéo cống phi kim loại – DU, cáp treo – SS…

Mã sản phẩm

  • Cáp quang treo phi kim loại   : OFC – ADSS – SM  9/125  4C đến 144C
  • Cáp quang chôn có kim loại   :  OFC – DB – SM 9/125  4C đến 144C
  • Cáp quang treo                       OFC – SS – SM 9/125  4C đến 144C
  • Cáp kéo cống phi kim loại       :  OFC – DU – SM 9/125  4C đến 144C
  1. GIỚI THIỆU CHUNG

Cáp thông tin sợi quang của Công ty CP Viễn thông Điện tử VINACAP là loại  sợi đơn mode, nhồi trong ống lỏng, được nhồi dầu chống ẩm, màng ngăn ẩm, một hoặc hai lớp vỏ, có hoặc không có kim loại (băng thép gợn sóng). Bao gồm các loại cáp sử dụng chôn trực tiếp, cáp luồn cống phi kim loại, cáp treo có kim loại hoặc phi kim loại, Cáp treo phi kim loại. các loại cáp của VINACAP hoàn toàn phù hợp với các tiêu chuẩn phổ biến quốc tế IEC, EIA, ASTM, tiêu chuấn cấp quốc gia TCVN, tiêu chuẩn ngành TCN hoặc các tiêu chuẩn của khách hàng…

  1. CÁC CHỈ TIÊU KỸ THUẬT CHO CÁP THÔNG TIN SỢI QUANG LOẠI SỢI ĐƠN MỐT✅

  2. Sợi quang được dùng là loại đơn mode – chiết suất bậc, vật liệu là thuỷ tinh chất lượng cao, phù hợp với khuyến nghị của ITU – T G.652D.
  3.  Sợi quang được phủ bên ngoài một lớp màu để phân biệt các sợi với nhau, lớp phủ màu có độ bền màu, màu sắc rõ ràng.
  4. Các sợi quang được nhồi trong ống lỏng cùng với dầu chống ẩm chuyên dụng, trong mỗi ống lỏng có nhiều nhất là 12 sợi quang có các màu khác nhau.
  5. Dầu chống ẩm chuyên dụng là hợp chất chống ẩm, chống nước, hơi nước thâm nhập vào. Đảm bảo cho sợi quang dễ dàng dịch chuyển trong ống lỏng.
  6. Ống lỏng được làm bằng nhựa chuyên dùng Polybutylene Terephthalate (PBT), có các màu khác nhau để giúp cho việc nhận biết trong quá trình thi công cũng như lắp đặt một cách dễ dàng.
  7. Các ống lỏng và các phần tử độn được bện với nhau xung quanh phần tử gia cường trung tâm phi kim loại theo phương pháp bện đảo chiều SZ tạo thành lõi cáp. Kết cấu các ống lỏng cùng với sợi gia cường trung tâm và các thành phần khác rất chắc chắn, gọn nhẹ, chịu lực tốt, đảm bảo tính cơ học, chịu giãn, chống xoắn và đặc tính truyền dẫn của cáp làm việc ổn định.
  8. Lõi cáp được bọc một lớp băng chống thấm bằng vật liệu đặc biệt có tác dụng ngăn hơi nước  hơi ẩm xâm nhập từ ngoài vào…
  9. Lớp vỏ bọc trong được áp dụng với tất cả các loại cáp trôn có kim loại – DB, hoặc cáp treo phi kim loại – ADSS. Sử dụng nhựa bọc vỏ HDPE màu đen chuyên dùng có tỷ trọng cao, chịu được tác động trực tiếp từ môi trường, tia cực tím…giúp bảo vệ chất lượng cáp luôn ổn định.
  10. Đối với cáp có kim loại, sử dụng băng thép gợn sóng bọc bên ngoài lớp vỏ trong của cáp. Lớp vỏ thép này giúp cho cáp đáp ứng tốt các tác động cơ lý, lực căng, lực nén…
  11. Bên ngoài cùng được bọc lớp vỏ bằng nhựa HDPE màu đen có chất lượng cao, có tác dụng bảo vệ lõi cáp khỏi những tác động cơ học và những ảnh hưởng khác từ môi trường bên ngoài trong suốt quá trình lắp đặt và khai thác.
  12. Đối với cáp tự treo, dây gia cường có kết cầu bằng thép 7 sợi thép có độ chịu lực siêu cao bện với nhau và lớp vỏ bảo vệ bằng nhựa HDPE cũng bọc luôn đồng thời cả lõi cáp và dây treo như hình số 8.
  13. Đối với cáp treo phi kim loại – ADSS có lớp sợi chịu lực bằng loại sợi đặc biệt được bện giữa 2 lớp vỏ, giúp cho cáp chịu được lực căng theo yêu cầu.
  14. Cấu trúc từng loại cáp quang (mô phỏng)✅

Minh họa cấu trúc cáp quang chôn trực tiếp có kim loại- DB

cau-truc-cap-quang-tron-truc-tiep-co-kim-loai
Cấu trúc cáp quang chôn trực tiếp có kim loại

Loại cáp quang chôn trực tiếp này có giá thành tương đối cao do thành phần phức tạp và sản xuất khó, được sử dụng trong các trường hợp chôn trực tiếp xuống mặt đất hoặc luồn cống bể. Cáp còn có tên gọi khác là cáp quang chống chuột vì đặc tính có thể chịu lực tác động lớn, chống chuột bọ cắn cáp.

Minh họa cấu trúc cáp quang treo phi kim loại- ADSS

Cáp quang treo phi kim loại ADSS được sử dụng rộng rãi và phổ biến ở các tuyến cáp trục liên tỉnh, cáp được thiết kế không có thành phần kim loại nên rất nhẹ, loại cáp phổ thông nhất là 24 FO hoặc 48FO khoảng vượt 100,150,200,300m.

Minh họa cấu trúc cáp quang treo có kim loại

Cấu trúc cáp quang treo có kim loại - giống như cáp cống kim loại nhưng có dây treo
Cấu trúc cáp quang treo có kim loại – giống như cáp cống kim loại nhưng có dây treo

Thành phần cáp quang treo kim loại giống như sự kết hợp giữa cáp cống kim loại và cáp treo hình số 8. Loại cáp này tương đối ít được sử dụng bởi thành phần phức tạp và giá thành cao do cấu trúc cáp.

Minh họa cấu trúc cáp quang treo phi kim loại- SS

Cấu trúc cáp quang treo phi kim loại - SS hay còn gọi là cáp quang treo hình số 8
Cấu trúc cáp quang treo phi kim loại – SS hay còn gọi là cáp quang treo hình số 8

Cáp quang treo phi kim loại có tên thường gọi là cáp quang treo số 8 vì mặt cắt ngang trông giống số 8, đây là loại cáp được sử dụng phổ thông trên tất cả các tuyến đường hầu như đều bắt gặp, cáp treo trên cột với khoảng cách ngắn. 

Minh họa cấu trúc cáp quang kéo cống phi kim loại – DU

Cấu trúc cáp quang kéo cống phi kim loại - DU hay còn gọi là cáp quang cống thường
Cấu trúc cáp quang kéo cống phi kim loại – DU hay còn gọi là cáp quang cống thường

Còn gọi là cáp quang cống thường. Cũng là loại cáp quang rất phổ biến tại Việt Nam, cáp cống phi kim có thành phần cấu tạo đơn giản nhất trong các loại cáp nên giá thành cũng rẻ nhất trong các loại kể trên.

  1. Thành phần cấu tạo cáp thông tin sợi quang✅

Bảng 1: Thành phần chung của cáp sợi quang ống đệm lỏng

STT Thành phần Mô tả
1 Số sợi quang Từ 4 đến 144 sợi
2 Số sợi quang trong một ống lỏng (Max.) 06 sợi đối với cáp ≤ 36 sợi

12 sợi đối với cáp > 36 sợi

3 Cấu tạo sợi quang Lớp coating làm bằng chất Acrylate có khả năng chống tia cực tím

Dễ dàng tuốt bằng dụng cụ bình thường mà không dùng hóa chất. Đảm bảo đặc tính cơ học và truyền dẫn ổn định trong suốt quá trình lắp đặt và khai thác. Có khả năng chịu được tác động của môi trường. Thuận lợi trong vận chuyển, lắp đặt, hàn nối, sửa chữa. Dễ dàng phân biệt bằng mắt thường và không đổi trong suốt thời gian sử dụng.

4 Chất điền đầy-Filling compound Thixotropic Jelly Compound.

Chất điền đầy phải không gây độc hại, không gây ảnh hưởng đến các thành phần khác trong cáp cũng như màu của sợi, không bị nấm mốc, không dẫn điện và có hệ số nở nhiệt bé, đảm bảo không đông cứng ở nhiệt độ rất thấp, không cản trở sự di chuyển của sợi trong õi cáp.

5 Ống đệm lỏng – Loose Tube Loose tube –  Polybutylene Terephthalate (PBT)

Ống lỏng có các màu theo quy định, chứa các sợi quang với chất điền đầy. Đường kính ống đệm lỏng đủ lớn không cản trở chuyển động của sợi, kích thước tối thiều > 2.0mm

6 Ống đệm phụ – Filler rod Filler – Polyethylene

Sử dụng thay cho các ống đệm lỏng không chứa sợi quang để tạo sự tròn đều cho cáp.

7 Bện cáp – Stranding Các ống đệm lỏng, ống đệm phụ được sắp xếp xoắn đảo chiều SZ theo trục của sợi chịu lực trung tâm. Hai dây Polyeste (Polyester yarn binder) quấn ngược chiều nhau đủ căng để đảm bảo giữ được thứ tự và vị trí tương đối của các ống đệm lỏng, đệm phụ với thành phần chịu lực trung tâm khi xé vỏ trong.

Độ dư sợi quang so với chiều dài cáp tối thiểu là 1% (ở khoảng nhiệt độ từ 200C đến 300C)

8 Thành phần chịu lực trung tâm – Central strength member Central strength member – FRP (Fiber glass Reinforce with Plastic)

Làm bằng vật liệu đặc biệt là thành phần chính chịu lực căng, lực xoắn cho cáp, sợi này kích thước tròn đều và liên tục trong xuốt chiều dài của cáp

9 Thành phần chống thấm nước lõi cáp – Water Blockings Element Core Super-Absorbent Polymers (SAP)

Lõi cáp được chống thấm bằng phương pháp khô. Thành phần chống thấm cho cáp bao gồm sợi chống thấm và băng chống thấm Sợi chống thấm ở vị trí trung tâm của cáp, được quấn quanh thành phần chịu lực trung tâm. Băng chống thấm được bọc bên ngoài lõi cáp. Các thành phần chống thấm trên bảo vệ an toàn cho cáp khỏi các ảnh hưởng về hơi ẩm, nước và hơi nước

10 Lớp bọc lõi cáp – Core covering Watter Swellable Tape

Băng chống thấm nước được quấn dọc bên ngoài toàn bộ lõi cáp như nói ở mục 9. Có tác dụng ngăn sự xâm nhập của nước, không dẫn điện, cách nhiệt, khó cháy, chống nấm mốc

11 Lớp vỏ trong-Inner sheath (cáp hai lớp vỏ, bọc băng thép bảo vệ) Inner sheath

Lớp vỏ được bọc bằng nhựa HDPE màu đen bao phủ toàn bộ lõi cáp. Chiều dày trung bình lớp vỏ trong không nhỏ hơn 1mm

12 Lớp sợi chịu lực (áp dụng cho cáp treo phi kim loại – ADSS) Aramid yarns

Lớp sợi này bao gồm nhiều sợi chịu lực siêu cao có tác dụng chịu lực căng cho cáp trong xuốt quá trình thi công và sử dụng

13 Băng thép – Armoring (cáp có hai lớp vỏ, bọc băng thép bảo vệ) Corrugated steel

Băng thép gợn sóng quấn dọc toàn bộ lớp vỏ trong với phân chờm lên nhau của băng thép nhỏ nhất là 3mm.

14 Lớp vỏ ngoài – Outer sheath Outer sheath

Sử dụng HDPE tỷ trọng màu đen cao chứa carbon và các chất chống oxy hóa (antioxidant) thích hợp. Lớp vỏ này hoàn toàn chịu được tác động của môi trường xung quang cũng như tia cực tím, không có khả năng phát triển nấm mốc trên vỏ.

Độ dày trung bình là 1.5mm

Lớp vỏ tròn đều, chất lượng đồng đều trên toàn bộ chiều dài cáp. Không có vết rạn nứt, vỡ

17 Dây treo cáp đối với cáp treo Self Support – Stranded Wire

 

Sử dụng loại dây thép mạ kẽm, gồm 7 sợi thép được bện với nhau

 

  1. Luật mã mầu sợi quang và mã màu ống lỏng trong cáp quang✅

Bảng 2: Mã mầu sợi quang và mã màu ống lỏng

TT Mã hóa màu sợi quang trong cùng ống đệm lỏng Mã hóa màu ống đệm lỏng
1 Xanh dương (blue) Xanh dương (blue)
2 Cam (Orange) Cam (Orange)
3 Xanh lá cây (Green) Xanh lá cây (Green)
4 Nâu (Brown) Nâu (Brown)
5 Xám (Grey) Xám (Grey)
6 Trắng(White) Trắng(White)
7 Đỏ (Red) Đỏ (Red)
8 Đen (Black) Đen (Black)
9 Vàng (Yellow) Vàng (Yellow)
10 Tím (Violet) Tím (Violet)
11 Hồng (Pink) Hồng (Pink)
12 Xanh da trời/ nước biển (Light Blue/Aqua) Xanh da trời/ nước biển (Light Blue/Aqua)

 

  1. Các thông số kỹ thuật của sợi quang✅

Bảng 3: Đặc tính quang học và hình học của sợi quang đơn mốt

STT Nội dung yêu cầu Giá trị
1 Đường kính trường mode (MFD)

–          Tại bước sóng 1310 nm

–          Dung sai cho phép

 

9.2 mm

± 0.5mm

2 Bước sóng cắt (cable cut- off Wavelength ) – lcc ≤ 1260
3 Hệ số suy hao (attenuation coefficient)

–          Suy hao tối đa trong dải bước sóng từ 1310 nm đến 1625 nm.

–          Tại bước sóng 1550 nm

–          Tại vùng bước sóng “Water Peak” 1383 ± 3 nm

 

≤ 0.4 dB/km

 

≤ 0.35 dB/km

≤ 0.4 dB/km

7 Độ tán sắc (Dispersion) – Dl

–          Tại bước sóng 1310 nm

–          Tại bước sóng 1550 nm

 

≤ 3.5 ps/(nm x km)

≤ 18 ps/(nm x km)

8 Độ dốc tán sắc Zẻo (Zẻo dispersion slope – S0max) ≤ 0.092 ps/nm2 x km

 

  1. Các phép thử cơ khí và môi trường đối với cáp✅

STT Nội dung Gia trị
1 Khả năng chịu xoắn-Torsion test Tăng suy hao không vượt quá 0.1 dB (tại bước sóng 1310 nm và 1550 nm).

Sợi không gãy, vỏ không rạn nứt, không hở băng thép

2 Khả năng chịu kéo căng-Tension performance test Tăng suy hao không vượt quá 0.1 dB (tại bước sóng 1310 nm và 1550 nm)

Sợi không gãy, vỏ không rạn nứt, không hở băng thép

3 Khả năng chịu va chạm-Impact test Tăng suy hao không vượt quá 0.1 dB (tại bước sóng 1310 nm và 1550 nm)

Sợi không gãy, vỏ không rạn nứt, không hở băng thép

4 Độ mềm dẻo của cáp-repeated Bending (Cyclic flexing) test Tăng suy hao không vượt quá 0.1 dB (tại bước sóng 1310 nm và 1550 nm)

Sợi không gãy, vỏ không rạn nứt, không hở băng thép

5 Khả năng chịu nén – Crush (compression) test Tăng suy hao không vượt quá 0.1 dB (tại bước sóng 1310 nm và 1550 nm).

Sợi không gãy, vỏ không rạn nứt, không hở băng thép.

 

  1. Nội dung thông tin in trên vỏ cáp✅

Trên suốt chiều dài của cuộn cáp các thông tin của sản phẩm được in liên tục trên vỏ cáp với khoảng cách lặp lại là 1 mét. Số mét hiển thị chiều dài và các thông tin được in chìm trong vỏ cáp, khó tẩy xoá, chữ in rõ ràng, đầy đủ.Sai số chiều dài của cáp thành phẩm  ± 1%

Các thông tin của cáp được in trong khoảng giữa của hai số mét liền kề, nội dung mô tả như sau:

 

 

Ký hiệu trên từng loại cáp quang single mode
Ký hiệu trên từng loại cáp quang single mode

 

  1. Đóng gói cáp quang Singlemode:✅

Kho cáp quang telvina
Kho cáp quang telvina

+ Chiều dài thông thường cáp 3000 m. trên 01 bobbin gỗ. Tuy nhiên có thể cung cấp theo yêu cầu của khách hàng với số mét thoả thuận trong hợp đồng..

+ Cáp được quấn vào trong trống cáp bằng gỗ, đảm bảo chống được các hư hỏng khi vận chuyển, bốc dỡ, trống cáp là loại sử dụng một lần.

+ Hai đầu của cuộn cáp được bọc kín để chống thấm nước, hơi ẩm thâm nhập.

+ Cáp được quấn quanh tang trống và được che phủ bằng lớp ny lông chống ẩm.

+ Cáp được bảo vệ bằng các nan đóng chắc chắn vào hai thành của bobbin gỗ và có đai sắt bọc phía ngoài .

+ Trên hai mặt của bobbin gỗ được in các thông tin về công ty, thông tin về sản phẩm cũng như các thông tin khác phù hợp với quy định của nhà nước về việc in ấn.

Xem thêm các bài viết về chuỗi kiến thức cáp quang singlemode:

Cáp quang single mode là gì? Ưu điểm của cáp quang single mode

Cấu tạo và Phân loại cáp quang Single mode

Ứng dụng cáp quang singlemode

Bảng báo giá cáp quang Singlemode mới nhất

Sự khác nhau giữa cáp quang single mode và cáp quang Multimode

Lưu ý khi lựa chọn cáp quang

5 bình luận trên “Tiêu chuẩn kỹ thuật cáp quang Single mode sản xuất tại Việt Nam

  1. Pingback: Trọng Khôi

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *