Điện toán biên MEC là gì?
MEC được biết đến với cái tên điện toán biên đa truy cập là kiểu kiến trúc mạng sử dụng trong lĩnh vực CNTT. Điện toán biên là mô hình dịch vụ và ứng dụng triển khai tại lớp mạng biên (Edge) gần với người dùng.
Mục đích chính của mô hình điện toán biên là để giảm độ trễ và tăng hiệu suất cho các ứng dụng. Đặc biệt là các ứng dụng tương tác hoặc nhạy cảm với độ trễ như chơi game trực tuyến, IoT hoặc thực tế ảo,…
Để đạt được này, MEC đưa ứng dụng triển khai tại các nút mạng ngay gần người dùng thay vì triển khai tại trung tâm dữ liệu.
Nguyên lý hoạt động của MEC
Về cơ bản thì ta sẽ hiểu rằng, thay vì các ứng dụng và dịch vụ triển khai cơ sở dữ liệu tại các trung tâm dữ liệu. Vậy khi người dùng truy cập và sử dụng dịch vụ, họ sẽ phải đi qua rất nhiều nút mạng mới có thể truy cập vào cơ sở dữ liệu. Rồi dữ liệu trả về cũng phải đi qua nhiều nút mạng như vậy.
Càng qua nhiều nút thì độ trễ càng lớn. Tuy rằng các độ trễ chỉ được tính bằng mili giây. Nhưng trong các ứng dụng như chơi game trực tuyến, việc độ trễ tăng sẽ làm giảm đi trải nghiệm người chơi. Hay nếu gọi video call đặc biệt là gọi ra nước ngoài thì việc bị trễ là một điều rất khó chịu với người dùng.
MEC hoạt động bằng cách đưa tất cả dịch vụ triển khai ở mạng biên sát với người dùng. Tức là người dùng sẽ không phải đi qua nhiều nút mạng nữa. Điều này làm giảm độ trễ rất nhiều.
Các MEC Server sẽ được đặt tại các trạm cơ sở (BTS) hoặc là một thiết bị mạng gần với người dùng và được tích hợp với mạng di động. MEC sẽ tận dụng tài nguyên cơ ở mạng tại lớp biên để.
Mối quan hệ giữa MEC và 5G
Vì MEC tích hợp với mạng di động và đặt tại các trạm BTS. Nên MEC sẽ được hưởng rất nhiều lợi ích từ khả năng truyền dữ liệu tốc độ cao của mạng 5G. Vậy nếu xu hướng mạng di động đang dịch chuyển từ 4G sang 5G thì việc phát triển MEC cũng sẽ thuận lợi hơn rất nhiều. Có thể nói rằng MEC và 5G đang cùng nhau phát triển mạnh mẽ.
Xem thêm: