Sự khác biệt cơ bản giữa WiFi Booster, Repeater và Extender
Khi bạn muốn mở rộng phạm vi phủ sóng của mạng WiFi, bạn có thể làm điều đó với một phần cứng đặc biệt, được gọi là “booster”, “repeater” hoặc “extender.” Ba thuật ngữ này về cơ bản giống nhau và thường được sử dụng thay thế cho nhau, mặc dù có một số khác biệt về mặt chức năng của mỗi thiết bị trong số này.
WiFi Booster là gì?
WiFi Booster là thiết bị được sử dụng để làm tăng tín hiệu wifi đúng theo tên gọi của nó. Trên thực tế, chúng ta gần như sẽ không thể tìm được các định nghĩa khác về WiFi Booster như tôi nói ở trên. Khái niệm Wifi Booster được biết tới chính xác nhất từ Signal Booster, một công ty kinh doanh chuyên hoạt động trong lĩnh booster. Theo định nghĩa của công ty này, “Một WiFi Booster có khả mở rộng không gian phủ sóng của mạng WiFi bằng cách tăng hoặc khuếch đại cường độ tín hiệu WiFi hiện có”. Điểm quan trọng để so sánh Wifi booster vs các thiết bị mở rộng khác đó là “khuếch đại” – có nghĩa là biến tín hiệu yếu thành tín hiệu mạnh hơn để giúp người dùng có thể kết nối tất cả các thiết bị.
WiFi Repeater/Extender là gì?
Hầu hết các nguồn thông tin trên Internet không phân biệt một cách rõ ràng nhất về một repeater và một extender (viết tắt của range extender). Ví dụ, Wikipedia định nghĩa chúng như sau: “Một wireless repeater (còn được gọi là wireless range extender) lấy tín hiệu hiện có từ wireless router (bộ định tuyến không dây) hoặc điểm truy cập không dây và phát lại nó để tạo ra một mạng thứ hai”.
Điểm mấu chốt của thiết bị này chính là cơ chế hoạt động như một bản sao chép mạng Wifi từ Router Wifi gốc để có thể phủ sóng tới những nơi mà người dùng có nhu cầu sử dụng. Tuy nhiên, nhược điểm lớn nhất của thiết bị này là việc băng thông lúc này sẽ bị chia thành 2 phần.
Về mặt kỹ thuật, một repeater chỉ lặp lại tín hiệu mà không có bất cứ sự sửa đổi nào về thông tin mạng (như tên Wifi, mật khẩu, cấu hình,…). Trong thực tế thiết bị này được sử dụng để mở rộng mạng wifi, vì vậy, về cơ bản một WiFi repeater hoạt động như một Wifi booster.
Một repeater về cơ bản có cấu tạo bao gồm hai router được tích hợp vào một thiết bị – một router lấy tín hiệu gốc và một router gửi đi tín hiệu đã được sao chép. Với repeater single band, điều này dẫn đến việc băng thông bị mất đi một nửa vì thiết bị sử dụng cùng một kênh để nhận và sau đó truyền lại từng gói dữ liệu. Với repeater dual band, băng thông sẽ bị hao hụt ít đi, vì kênh thứ hai được sử dụng để liên lạc giữa các thiết bị và kênh thứ nhất dành cho người dùng.
WiFi repeater hoạt động như thế nào?
Một WiFi repeater hiệu quả chứa hai router không dây, tương tự như router không dây bạn đã có trong nhà hoặc văn phòng của mình. Một trong những router không dây này sẽ chọn mạng WiFi hiện có. Sau đó, nó chuyển tín hiệu đến router không dây khác, và router này sẽ truyền tín hiệu được tăng cường.
Làm cách nào để cài đặt WiFi repeater?
WiFi repeater cài đặt rất dễ dàng. Tất cả những gì bạn phải làm là đặt repeater ở vị trí có thể nhận mạng WiFi hiện có, sau đó là gắn nguồn điện. Tiếp theo, bạn cần đăng nhập vào WiFi repeater thông qua máy tính của mình, nhập chi tiết đăng nhập và mật khẩu của mạng WiFi hiện có để cho phép WiFi repeater kết nối và mở rộng phạm vi WiFi.
Nếu bạn sở hữu một ngôi nhà với hồ bơi trong vườn, thì cũng không có vấn đề gì! Có các WiFi repeater có khả năng sử dụng ngoài trời tốt Hawking Outdoor Smart WiFi Repeater có thể được đặt bên ngoài, tăng diện tích sử dụng mạng wifi của người dùng. Bộ kit này rất linh hoạt và có thể di chuyển dễ dàng. Ví dụ, nếu bạn đang đi dã ngoại và khu cắm trại có tín hiệu WiFi yếu, repeater này có thể được cố định vào một vị trí để tăng tín hiệu.
Vậy sự khác biệt giữa WiFi booster, repeater và extender là gì?
WiFi booster, repeater và extender có cách thức sử dụng gần như giống nhau chỉ khác ở chỗ: Booster sử dụng khả năng để khuyết đại sóng, còn Repeater sử dụng cơ chế sao chép mạng wifi để sử dụng, tất cả các thiết bị này đều là những thiết bị giúp cải thiện vùng phủ sóng WiFi. Mặc dù vậy, thực sự rất khó có thể xác định sự khác biệt được xác định rõ ràng giữa các thiết bị mà nhà sản xuất gọi là “repeater” và “extender”. Tuy nhiên, không phải tất cả các WiFi extender đều hoạt động theo cùng một cách. Có một số loại thiết bị khác nhau có sẵn và trong phần dưới đây, bài viết sẽ giải thích những khác biệt đó là gì và cách chúng hoạt động, để bạn có thể chọn WiFi repeater tốt nhất cho tình huống sử dụng của mình.
Việc gần như không có sự khác biệt giữa WiFi booster, repeater và extender đã gây ra sự nhầm lẫn cho rất nhiều người. Ngay cả các cửa hàng lớn hiện nay cũng sử dụng chúng thay thế cho nhau. Thay vào việc chỉ dựa trên tên gọi của những người bán hàng cung cấp cho bạn, hãy đọc kỹ thông số kỹ thuật của thiết bị và quyết định xem thiết bị có thực sự phù hợp với nhu cầu sử dụng của bạn hay không. Bên cạnh đó, các bạn cũng nên thử một số phương pháp sau trước khi tìm mua cho mình một bộ kích sóng wifi:
Nên thử tùy chọn nào trước tiên nếu gặp sự cố tín hiệu WiFi ở một số góc trong nhà?
Có một số giải pháp để thử trước khi tìm mua WiFi extender. Đơn giản nhất là thử di chuyển vị trí của router WiFi chính của mình. Router phải ở vị trí trung tâm để có thể tối ưu nhất vùng phủ sóng của thiết bị. Nếu điều đó không hữu ích (hoặc nếu việc chỉ thay đổi vị trí là không thực tế), hãy kiểm tra xem router của bạn có cần được nâng cấp hay không. Nếu bạn đang sở hữu một model cũ trong nhiều năm, đừng ngại việc thay thế ngay sản phẩm đời mới.
Chọn vị trí đặt router để tăng sóng Wifi
Một trong những lựa chọn tốt nhất cho router mới là Router wifi TP-Link TL-WR940N, cung cấp chuẩn 802.11ac, thế hệ WiFi tiếp theo. Đó là router băng tần kép (dual band) với bộ xử lý lõi kép cực nhanh. TP-Link TL-WR940N được tích hợp công nghệ MIMO, thiết bị này có thể tạo ra một hiệu suất truyền tải không dây tiên tiến và rất đặc biệt, qua đó giúp cho người dùng có được một sự lựa chọn sáng suốt khi họ muốn xem các video HD trực tuyến, thực hiện các cuộc gọi VoIP và chơi game trực tuyến. TP-link TL-WR940N có nút Bảo Mật Thiết Lập Nhanh (QSS) với kiểu dáng nhìn vào đẹp mắt đảm bảo việc mã hóa bảo mật WPA2 qua đó chống loại bất kì sự xâm nhập nào từ bên ngoài cùng với đố là Chế độ xác định kênh rỗi (CCA) sẽ tự động tránh việc xung đột kênh bằng cách sử dụng tính năng lựa chọn các kênh rỗi và nhận ra các lợi thế của việc ràng buộc kênh, nhằm tăng cường hiệu suất không dây.
Router ở vị trí tốt nhất, đã được cập nhật, nhưng phạm vi phủ sóng WiFi vẫn không ổn định?
Nếu gặp phải trường hợp này thì WiFi extender có thể là giải pháp tối ưu nhất dành cho bạn. Một trong những thứ đơn giản nhất là Bộ kích sóng wifi TP-Link TL-WA850RE. Bộ thiết bị này có khả lưu trữ thông tin ghi nhớ các mạng không dây đã được ghép cặp, người dùng không còn phải khôi phục cài đặt gốc khi thay đổi Router ghép cặp. Cùng với đố là chức năng Plug and Play: chỉ cần cắm trực tiếp là đã có thể dễ dàng sử dụng, khi ở trong phạm vi phủ sóng của mạng không dây hiện hành, người dùng có thể dễ dàng mở rộng phạm vi phủ sóng chỉ bằng cách nhấn nút WPS trên Router của mình, tiếp đó nhấn nút mở rộng sóng trên thiết bị thu phát sóng wifi TL-WA850RE hoặc ngược lại. Thêm một lần nhấn nút ghép cặp có thể nhanh chóng thiết lập một kết nối bảo mật với thiết bị khách.
Ưu điểm lớn nhất của Wifi Extender chính là sự nhanh chóng
Thứ nhất, việc cài đặt cũng như lắp đặt vô cùng nhanh chóng, chỉ cần cắm các thiết bị là xong. Bạn có thể sử dụng hàng chục mét cáp Ethernet thay thế, nhưng phải khoan lỗ trên tường và chạy hệ thống cáp trong nhà. Ngoài ra, bạn sẽ không thể rút phích cắm và di chuyển thiết lập của mình một cách dễ dàng.
Thứ hai, tốc độ băng thông được cải thiển rất nhiều. Extender sử dụng WiFi thường sẽ bị giảm tốc độ. Vì chúng đang giao tiếp với router qua WiFi nên tốc độ sẽ giảm đáng kể nếu extender giao tiếp với các thiết bị trên cùng băng tần mà nó đang sử dụng để giao tiếp với router. Có nhiều cách để giải quyết vấn đề này, trong đó có bộ kit Ethernet Powerline. Bằng cách sử dụng mạch điện hiện có trong nhà, bạn tạo liên kết từ router WiFi tới thiết bị của mình nhanh hơn WiFi và có thể được thiết lập chỉ sau vài phút.
Đây là một giải pháp đặc biệt tuyệt vời nếu chẳng hạn như bạn có một game console ở tầng trệt không nhận được tín hiệu đủ nhanh hoặc đáng tin cậy. Bộ kit có thể cắm ngay vào kết nối Ethernet của console và kết nối nó với router ở một khu vực khác của ngôi nhà.
Nhưng việc sử dụng Ethernet Powerline adapter gặp phải không ít khó khăn, đặc biệt xuất phát từ vấn đề dây dẫn điện trong gia đình người dùng. Nếu các bạn đang phân vân trong việc lựa chọn các sản phẩm bộ kích sóng Wifi hay Router Wifi tại Hà Nội, xin vui lòng liên hệ trực tiếp với Viễn Thông Xanh để được tư vấn và hỗ trợ một cách nhanh chóng và tiện lợi nhất.
Thông tin thật hữu ích
Dạ hy vọng bài viết sẽ giúp ích được cho chị ạ
Ship về Ninh bình mất bao lâu vậy ad
dạ ship về Ninh Bình tầm 2-3 ngày nhé ạ
Bài viết nào bên Viễn Thông Xanh cũng đều chất lượng
Dạ cảm ơn anh đã lựa chọn sản phẩm bên Viễn Thông Xanh ạ