Media Converter hay bộ chuyển đổi quang điện là thiết bị quá quen thuộc để kết nối dây cáp mạng với cáp quang. Tuy nhiên khi lựa chọn thiết bị này, nhiều người bị phân vân giữa 2 loại: Media Converter quản lý và không quản lý.
Trong bài viết này mình sẽ so sánh cụ thể hai loại Media Converter này để bạn có thể hiểu rõ sự khác nhau giữa chúng, cũng như cách để lựa chọn sao cho phù hợp!
Hiểu Media Converter quản lý và không quản lý là gì?
1. Managed Media Converter
Bộ chuyển đổi quang điện được quản lý là loại Media Converter có tính năng hỗ trợ quản lý, theo dõi các thông số về hiệu suất của nó. Thiết bị này thường được sử dụng trong các mạng doanh nghiệp hoặc các hệ thống mạng lớn nơi có yêu cầu sự quản lý và theo dõi để đảm bảo hoạt động ổn định và hiệu quả của mạng.
Các tính năng quản lý thường bao gồm khả năng theo dõi tình trạng của các kết nối và thông báo khi có sự cố, điều chỉnh tự động các thông số để duy trì hiệu suất tối ưu, và khả năng cấu hình các tùy chọn như VLAN hoặc QoS (Quality of Service) để quản lý lưu lượng mạng.
Media Converter quản lý sẽ kết nối cùng với các Switch quản lý để thực hiện các tính năng quản lý này.
2. Unmanaged Media Converter
Media Converter không quản lý là loại không có tính năng quản lý nâng cao. Nó rẻ hơn và tiện dụng hơn. Để sử dụng bạn chỉ cần cắm nối để hoạt động. Tuy nhiên nó sẽ không có các tính năng quản lý nâng cao như Media Converter quản lý.
Tuy nhiên loại bộ chuyển đổi này thường có chức năng DIP để có thể tự cài đặt các cấu hình cơ bản để phục vụ việc phát hiện lỗi và báo lỗi liên kết dữ liệu, hay vòng lặp.
Lựa chọn Media Converter quản lý hay không quản lý?
Các hai loại Media Converter này đều được sử dụng với những mục đích và trường hợp riêng. Để lựa chọn thì bạn hãy xem nhu cầu sử dụng của bạn đến đâu thì hãy dùng loại đó. Còn để biết Media Converter quản lý hay không quản lý đáp ứng được nhu cầu của bạn thì hãy xem phần tiếp theo.
Khả năng quản lý
Media Converter quản lý thường sẽ được trang bị giao diện Web/SNMP (Giao thức quản lý mạng đơn giản) từ xa, cho phép quản trị viên mạng dễ dàng giám sát và thiết lập bộ chuyển đổi về tốc độ truyền và chế độ truyền dẫn song công.
Với khả năng này, bộ chuyển đổi quan điện quản lý giúp nhân viên quản trị mạng chủ động giám sát các sự cố mạng và nhanh chóng cách ly các lỗi mạng; giao diện phần mềm trực quan giúp đơn giản hóa việc cung cấp các mạng và dịch vụ phức tạp.
Với bộ chuyển đổi quang điện không quản lý thì chức năng quản lý chính là công tắc DIP mình đã đề cập ở trên. Việc sử dụng DIP sẽ giúp bạn có các cấu hình cơ bản để sử dụng.
Khả năng bảo vệ
Media Converter quản lý đảm bảo tính bảo mật cao hơn cho các thông tin đăng nhập và mật khẩu với cơ chế quản lý an toàn thông qua giao thức telnet.
Loại Media Converter không quản lý có mức độ bảo mật cơ bản và không thể cung cấp các tích hợp SNMP để thực hiện chức năng giám sát và quản lý.
So sánh chi tiết
Để có cái nhìn chi tiết hơn hãy xem bảng so sánh dưới đây:
Tiêu chí | Media Converter quản lý | Media Converter không quản lý |
Đặc trưng | Độ trễ rất thấp, SNMP, Vlan, hỗ trợ quản lý từu xa | Cấu hình cố định, không hỗ trợ bất kỳ giao diện hoặc tùy chọn cấu hình nào |
Chức năng | SNMP cho phép khắc phục sự cố mạng từ xa, Hỗ trợ bước sóng DWDM/CWDM do ITUT quy định, Hỗ trợ chức năng kiểm tra vòng lặp | cấu hình hạn chế như cài đặt QoS mặc định và Vlan, Chức năng đàm phán tự động hỗ trợ các cổng UTP để tự động 10/100/1000M |
Bảo mật | Cung cấp sự bảo vệ của mặt phẳng dữ liệu, mặt phẳng điều khiển và mặt phẳng quản lý | Không có cài đặt bảo mật đặc biệt |
Ứng dụng | Trung tâm dữ liệu, mạng doanh nghiệp quy mô lớn | Mạng doanh nghiệp quy mô nhỏ, gia đình, phòng thí nghiệm, phòng hội nghị, v.v. |
Chi phí | Đắt hơn | Ít tốn kém hơn |
Kết luận:
Trên đây là các thông tin và so sánh của mình về hai loại Media Converter quản lý và không quản lý. Mong rằng qua bài viết này bạn đã hiểu rõ ràng hơn hai loại thiết bị này và biết cách lựa chọn.
Nếu bạn đang có một nhu cầu sử dụng Media Converter cụ thể nhưng chưa biết lựa chọn ra sao? Hãy liên hệ với đội ngũ tư vấn của Viễn Thông Xanh qua số Zalo hiển thị trên web để được hỗ trợ giải đáp miễn phí và nhanh chóng!
Xem thêm bài viết khác:
Cách sử dụng Media Converter cho hệ thống video CCTV và video IP
Media Converter và bộ mở rộng Ethernet: Cách chọn?
Cách sử dụng Media Converter trong mạng
FEF và LFP trên Media Converter là gì
Chuyên gia tại Vienthongxanh.vn, giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực Networks, System, Security và giải pháp CNTT. Luôn tìm hiểu, mày mò về xu hướng mới của thiết bị mạng như Wi-Fi, router, switch, firewall, NAS cùng nhiều giải pháp công nghệ tiên tiến.